Robot sửa chữa đường sắt tại Nhật Bản

Nhật Bản mới đây đã phát triển thành công một robot khổng lồ, có khả năng hỗ trợ việc sửa chữa trong lĩnh vực đường sắt, giúp giảm thiểu tai nạn xảy ra trong quá trình bảo trì đường sắt.

Robot khổng lồ hình người này có tên gọi “JINKI type Zero ver.2.0”, được công ty “Man-Machine Synergy Effectors” phát triển. Robot có thể được điều khiển thông qua một chiếc kính thực tế ảo VR và điều khiển từ xa.

Tiến sĩ Kanaoka, Giám đốc điều hành Công ty Man-Machine Synergy Effectors, Nhật Bản cho biết: “Người điều khiển có thể khiến robot di chuyển chính xác theo ý muốn. Hơn nữa, những thông tin mà robot thu được có thể được gửi đến người điều khiển ngay lập tức. Nói cách khác, khi người vận hành điều khiển robot là có thể cảm nhận được cảm giác của robot hoạt động như thế nào”.

Robot này được phát triển nhằm thực hiện các công việc nguy hiểm, hỗ trợ người sử dụng các công việc nặng và giảm nguy cơ thương tích do giật điện hay ngã từ trên cao trong quá trình bảo trì đường sắt.

Công ty Man-Machine Synergy Effectors cho biết, robot có thể nâng một vật năng tới 40 kg bằng hai cánh tay lên độ cao 10m. Các nhà phát triển hy vọng, robot sẽ sớm được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng như kỹ thuật dân dụng, công trình điện, xây dựng đường bộ.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban thành thông tin quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện, tạo nền tảng cho hạ tầng truyền dẫn tốc độ siêu cao, góp phần phát triển 5G.

Gần một trăm robot hình người đang học cách làm bánh sandwich, lau quầy và cắm hoa trong suốt 17 giờ/ngày tại một nhà kho ở ngoại ô thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.

AI là một phần không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp, tuy nhiên cần phải đánh giá, nhận biết được rõ những ưu, khuyết điểm còn tồn tại của công nghệ AI để tận dụng “cơ hội vàng” mà AI đem lại.

Thông tin Việt Nam thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp đã thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia thuộc lĩnh vực viễn thông, đặc biệt là những chuyên gia thuộc lĩnh vực kỹ thuật truyền thông.

Tỷ phú Elon Musk thông báo một loại chip não mới mang tên Blindsight do Neuralink phát triển nhằm khôi phục thị lực cho người khiếm thị sẽ được sử dụng lần đầu tiên trong năm nay.

Ban Chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.