Phụ đạo miễn phí thay vì dạy thêm

Tại Hà Nội, nhiều trường học từ lâu đã kiểm soát chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm và tổ chức các lớp phụ đạo miễn phí cho học sinh có nhu cầu.

Học thêm là nhu cầu chính đáng của một số học sinh có học lực chưa tốt, đặc biệt là trước kỳ thi chuyển cấp hoặc khi tham gia các kỳ thi học sinh giỏi, đội tuyển chuyên biệt.

Nhiều học sinh mong muốn được học thêm trong năm cuối cấp để chuẩn bị cho kỳ thi chuyển cấp quan trọng. Một số khác lại tìm đến các lớp bồi dưỡng nhằm đạt tiêu chuẩn vào đội tuyển học sinh giỏi hoặc tham gia các kỳ thi năng khiếu đặc biệt.

Tại trường THCS Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm, nhà trường kiên quyết thực hiện nghiêm túc Thông tư 29. Nhà trường tận dụng thời gian buổi chiều để tổ chức các lớp phụ đạo, bố trí vào cuối giờ học hoặc vào lúc 6h30 sáng - trước khi bắt đầu giờ học chính khóa, hoàn toàn miễn phí. Các lớp học này chỉ dành cho những học sinh chưa đủ trình độ hoặc còn gặp khó khăn trong học tập.

Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm, nhấn mạnh: "Chúng tôi thực hiện điều này với tinh thần nhân văn, đó là tổ chức các lớp phụ đạo miễn phí cho các em học sinh cần bổ trợ kiến thức".

Việc dạy thêm chỉ có ý nghĩa khi hướng đến đúng đối tượng và không mang tính chất thu phí. Thông tư 29 ra đời nhằm ngăn chặn các tiêu cực có thể phát sinh từ việc dạy thêm, học thêm. Bởi nếu nhà trường làm tốt vai trò của mình, giáo viên dạy tốt và học sinh tiếp thu hiệu quả, thì sẽ không cần đến các lớp học thêm ngoài chương trình chính khóa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều hoạt động đồng hành tại các nhà trường ở Hà Nội đã được triển khai, nhằm chuẩn bị tốt nhất mọi mặt cho học sinh lớp 9 bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025 – 2026.

Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.