Phát triển đô thị phải quan tâm mức sống người dân

Tại Hội nghị công bố quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn đến 2030, tầm nhìn 2050, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM cần tránh dàn trải khi phát triển đô thị, đặc biệt cần quan tâm đến mức sống của người dân.

Theo kết quả khảo sát của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người tại Hà Nội đạt 6,86 triệu đồng/người/tháng, còn TP. HCM là 6,5 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, giá hàng hóa, dịch vụ tại hai thành phố này đắt đỏ nhất cả nước.

Theo quy hoạch đô thị quốc gia, bốn vùng đô thị gồm Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ. Trong đó, Hà Nội và TP. HCM được định hướng trở thành thành phố toàn cầu, năng động, là đầu mối giao thương quan trọng với quốc tế.

Sau khi quy hoạch được phê duyệt, các địa phương phải xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống đô thị, cơ sở hạ tầng đảm bảo có trọng tâm, tránh dàn trải. Đặc biệt, phát triển đô thị phải quan tâm, tiệm cận được với mức sống của người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng tại hai tòa T1 và T2 Tổ hợp chung cư Thăng Long Victory tại xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội cùng với việc không tổ chức bầu ban quản trị mới khiến hàng trăm hộ dân nơi đây bức xúc.

Nhiều dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội sẽ tiếp nhận hồ sơ, mở bán các căn hộ từ quý II đến quý IV năm nay.

Huyện Hoài Đức đang tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá Quyền sử dụng lô đất thực hiện dự án xây dựng nhà ở thấp tầng liền kề và biệt thự để bán tại xã Lại Yên.

Hiện tượng lệch pha cung - cầu không chỉ diễn ra ở thị trường TP. Hồ Chí Minh mà đang trở nên phổ biến ở các địa phương trên cả nước.

Nghị định 76 của Chính phủ sau 20 ngày có hiệu lực đã gỡ khó cho nhiều dự án đang vướng mắc, đặc biệt là việc xác định thời điểm để tính tiền sử dụng đất.

Thủ tướng Chính phủ đã liệt kê mua bán căn hộ chung cư vào danh mục sản phẩm phải đăng ký hợp đồng theo mẫu tại các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.