Phát hiện đặc biệt từ hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh
Hai chiếc thuyền cổ trên đã phát lộ trong quá trình cải tạo ao cá của gia đình ông Nguyễn Văn Chiến (tại xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh). Khi gàu máy xúc chạm đến dấu tích của chiếc thuyền, chủ nhà đã dừng công trình và báo cho chính quyền địa phương.
Viện Khảo cổ học Việt Nam và cán bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh đã khẩn trương khoanh vùng và tiến hành khai quật hai thuyền cổ. Sau các bước làm cạn nước, ban đầu đã phát lộ toàn lòng hai con thuyền nằm song song dài tới 17m, phần đất phía ngoài chưa đào để giữ được nguyên hình dạng. Đặc biệt, giữa hai mũi thuyền lại có thanh giằng cố định bằng các mộng gỗ.
Các chuyên gia đặt giả thiết có thể đây là chiếc thuyền hai thân. Quy mô thuyền rất dày, kích thước lớn và chắc chắn. Loại thuyền này không dành cho dân thường. Mặc dù gàu xúc dọn ao đã "gọt" mất một đoạn thành thuyền khoảng 30-40cm, nhưng nhìn chung thuyền còn khá nguyên vẹn. Chuyên gia xác định thuyền làm bằng gỗ táu.
Nghệ nhân gốm Luy Lâu Nguyễn Đăng Vông cho biết: "Dù đã khai quật nhiều thuyền, nhưng tôi chưa thấy thuyền nào lớn như thế với kỹ thuật đóng hiện đại. Tôi chưa hiểu làm thế nào để giữ được thăng bằng nếu có sóng lớn. Thuyền khá sâu do vậy nó không thể là thuyền chài, không thể là thuyền của dân thường".
Điều rất thú vị là trong lòng thuyền phát hiện nhiều loại hạt cây còn khá nguyên vẹn. Nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định, vị trí xuất lộ thuyền cổ nằm trên dòng sông Dâu - địa điểm gắn với khu vực giàu di sản của vùng Luy Lâu xưa. Đó là lỵ sở của quận Giao Chỉ và cũng là thủ phủ của cả Giao Châu từ năm 111 trước Công Nguyên đến 106 trước Công Nuyên. Thành Luy Lâu từng được coi là kinh đô thứ hai của nước ta sau Cổ Loa và là trung tâm văn hóa, giáo dục của đất nước từ thế kỷ thứ II.
Hiếm có thuyền cổ nào còn nguyên vẹn như vậy. Tuy nhiên, giá trị của chiếc thuyền vẫn phải chờ vào kết luận của các chuyên gia trong cuộc hội thảo hoặc báo cáo khảo cổ sắp tới.
Hiện nay, các nhà khảo cổ đang tiếp tục khai quật, làm rõ các dữ kiện, đánh giá tổng thể giá trị về niên đại, tính chất, tính liên hệ vùng, khu vực của di tích thuyền cổ.


Không chỉ là biểu tượng của Thủ đô thân yêu, Cột cờ Hà Nội còn là chứng tích cho một thời kháng chiến chống Pháp oanh liệt, dấu ấn kiên cường, bất khuất của các thế hệ người dân Hà Nội.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng đã cắt băng khánh thành, khai trương Trung tâm Báo chí và tổ chức buổi họp báo thông tin về Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 vào chiều ngày 2/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự sẽ miễn thu phí khách tham quan trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, thời gian thực hiện trong 5 ngày, từ ngày 30/4 đến 4/5.
Dịp nghỉ lễ này, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, một không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc với điểm nhấn là phiên chợ vùng cao với chủ đề “Điểm hẹn vùng cao” được tái hiện, là dịp để người dân trải nghiệm những hoạt động của đồng bào dân tộc vùng cao ngay giữa Thủ đô.
Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ được rước từ Thủ đô New Delhi trên một chuyên cơ của Chính phủ Ấn Độ để có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh vào sáng 2/5, nhân dịp Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc.
Công viên Thống Nhất được xây dựng từ năm 1958, sau đó hoàn thành vào năm 1960 khi đất nước vẫn đang bị chia cắt. Vì vậy, cái tên “Thống Nhất” nói lên khát vọng hòa bình và thống nhất hai miền Nam - Bắc của dân tộc Việt Nam.
0