Nỗi lo giá cả tăng cao trước tháng lễ Ramadan
Tại Lễ hội chà là ở Cairo, được tổ chức từ cuối tháng 2 đến giữa tuần này, người mua bày tỏ lo ngại về giá tăng và cho biết họ sẽ chọn số lượng ít hơn trong mùa này.
Bà Safaa Mohamed - người dân thành phố Cairo cho biết: "Những người trước vẫn mua 750 gram chà là thì hiện đang mua nửa kg, và những người mua 1 kg chà là thì chỉ còn mua nửa kg hoặc thậm chí ít hơn".
Ông Gamal Ramadan, người kinh doanh chà là: "Nhu cầu chà là luôn cao, ngay cả khi giá lên tới khoảng 20,18 USD thì người ta vẫn mua, bởi người Ai Cập thích chà là, hàng năm vào dịp lễ chúng tôi thường bán khoảng 50 tấn nhưng năm nay chúng tôi thậm chí còn chưa bán nổi 20 tấn. Như bạn có thể thấy, những bao chà là đang chất đống sau lưng tôi, tôi sẽ phải giảm giá để có thể bán được nó".
Trong hai năm qua, giá nhiều loại lương thực thiết yếu ở Ai Cập đã tăng nhanh hơn nhiều so với mức lạm phát chung, lên mức kỷ lục 38% trong tháng 9. Tăng trưởng kinh tế đã chậm lại khiến cuộc sống của người dân khó khăn hơn.

Tại Bangladesh, người dân cũng đang chật vật chi tiêu khi giá cả nhu yếu phẩm hàng ngày tăng vọt. Theo những người bán hàng tại Kawran Bazar, một trong những khu chợ lớn nhất Dhaka, giá các mặt hàng thiết yếu như đậu lăng, hành và dầu ăn đã tăng cao hơn 30%-40% so với tháng 2 trước đó. Và một số mặt hàng có giá cao hơn là những mặt hàng thường gắn liền với tháng Ramadan, chẳng hạn như chà là được nhập khẩu từ Trung Đông. Những cư dân địa phương như Mohammad Opu, một người kiếm sống bằng lao động chân tay càng cảm thấy khó khăn hơn.
Ông Mohammad Opun - người dân Bangladesh: "Chúng tôi chỉ kiếm được 4 đô la một ngày, số tiền đó không thể mua được mọi thứ chúng tôi cần. Các khoản nợ của chúng tôi ngày càng tăng lên mỗi khi chúng tôi đi mua hàng tạp hóa".
Theo Cục thống kê Bangladesh, tỷ lệ lạm phát hàng năm của nước này trong tháng 1/2024 đã tăng lên 9,86% so với năm trước và cao hơn so với tháng 12 năm 2023 là 9,41%. Trong khi đó, dữ liệu lạm phát trong tháng 2 vẫn chưa được công bố. Đất nước 170 triệu dân đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao do giá năng lượng và thực phẩm tăng vọt, cùng với đồng tiền suy yếu.


Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.
0