Nợ công của Mỹ lập kỷ lục mới
Tính trung bình, khối nợ hiện tại tương đương 104.000 USD với mỗi người dân Mỹ. Chỉ trong một năm, nợ công của nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng thêm 2.350 tỷ USD.
Tháng 1/2024, mức nợ của Mỹ chạm ngưỡng 34.000 tỷ USD. Cách đây 40 năm, con số này chỉ là 907 tỷ USD.

Nợ công là số tiền mà chính phủ Mỹ đi vay khi ngân sách thâm hụt. Vài năm qua, thâm hụt của nước này tăng lên do lãi suất cao, khiến chi phí trả lãi cho các khoản nợ cũ tăng.
Các chương trình chi tiêu bắt buộc cho an sinh xã hội cũng khiến ngân sách càng thiếu hụt. Ước tính mới nhất của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ cho thấy thâm hụt ngân sách chính phủ Mỹ năm nay vào khoảng 1.900 tỷ USD.
Con số này lớn hơn 200 tỷ USD so với năm ngoái. Đây cũng sẽ là mức thâm hụt cao thứ ba trong lịch sử nước này, chỉ sau mức 3.100 tỷ USD tài khóa 2020 và 2.700 tỷ USD vào 2021. Hai năm này là thời điểm chi tiêu liên bang tăng kỷ lục vì các chương trình hỗ trợ trong đại dịch.


Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Co-opBank, tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1995-2025) vào sáng 19/4 tại Hà Nội.
Giới chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng trong giai đoạn chờ kết quả đàm phán của Chính phủ về chính sách thuế đối ứng với Mỹ vào ngày 9/7 tới.
FiinGroup cho rằng, trong giai đoạn nhiều biến động như hiện nay, việc lựa chọn cổ phiếu cần dựa trên ba yếu tố then chốt.
Cổ phiếu VIC bị nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh với khối lượng 61,87 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 4.446 tỷ đồng.
Giá vàng trong nước ngày 19/4 bất ngờ lao dốc không phanh với mức giảm lên tới 8,5 triệu đồng/lượng so với mức đỉnh ngày 18/4, khiến nhiều nhà đầu tư hoang mang.
Việt Nam đã chọn một lối đi riêng chưa từng có tiền lệ, đó là chỉ một trung tâm tài chính quốc tế nhưng đặt tại hai thành phố.
0