Nhân lực chất lượng cao cần được ưu tiên đào tạo

Chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề khó và phức tạp, đòi hỏi hoạch định chính sách thận trọng, khách quan, hướng đến mục tiêu cuối cùng là chất lượng.

Sáng 14/3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đã làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Về công tác phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021-2024, báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, quy mô đào tạo thạc sĩ có xu hướng tăng đều trở lại ở tất cả các khối ngành so với năm 2023. Quy mô đào tạo tiến sĩ năm 2024 bắt đầu tăng mạnh ở tất cả các khối ngành, tăng mạnh nhất ở khối ngành toán và thống kê, máy tính và công nghệ thông tin, vông nghệ kỹ thuật, kỹ thuật…

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang triển khai Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 – 2030.

Kết quả tính đến năm 2024, Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện cử đi đào tạo trình độ tiến sĩ tổng số 496 người, gồm 297 người đào tạo tiến sĩ tập trung toàn thời gian trong nước và 199 người đào tạo tiến sĩ tập trung toàn thời gian ở nước ngoài.

Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo mong muốn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm đồng bộ các Bộ Luật, bổ sung quy định về hoạt động đổi mới sáng tạo vào luật. Đặc biệt, ban hành Nghị quyết của Quốc hội về việc nâng cao hiệu lực hiệu quả các chính sách pháp luật về thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục. Đồng thời cần đầu tư dài hạn cho hạ tầng nghiên cứu cho các cơ sở giáo dục đại học.

Đoàn giám sát đề nghị làm rõ hơn về cơ chế phân bổ kinh phí cho giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hiện nay; ưu tiên đầu tư cho các chương trình đào tạo nhân lực chất lượng cao, phát triển nguồn nhân lực ở các ngành mũi nhọn, công nghệ cao, lĩnh vực then chốt. Về các giải pháp mà Bộ đề xuất, Đoàn giám sát cơ bản tán thành nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục đại học, tuy nhiên đề nghị Bộ cập nhật thông tin kiến nghị; xác định rõ nhu cầu về kinh phí để triển khai các chương trình, đề án, chiến lược và nguồn kinh phí thực hiện; bổ sung thông tin đánh giá về nội dung giáo dục nghề nghiệp.

Tại cuộc làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội, Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tiếp tục rà soát các dữ liệu của báo cáo để đảm bảo tính chính xác và minh bạch.

Nhấn mạnh chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề khó và phức tạp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh lưu ý cần phải thận trọng, khách quan vì mục tiêu cuối cùng hướng đến là chất lượng. Nếu đánh giá thiếu trách nhiệm sẽ ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.

Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.

Chương trình ôn thi trên truyền hình và trực tuyến của Đài Hà Nội không chỉ mang đến phương pháp học tập, ôn thi hiệu quả cho các em học sinh mà còn giúp các giáo viên trong nghề bồi dưỡng thêm chuyên môn từ chính đồng nghiệp của mình.

Thành phố Hà Nội đang ưu tiên nguồn lực, tích cực khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu từ 80 - 85% trường học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025.