Người kể chuyện Bác Hồ bằng hình ảnh

Tuy chỉ được gặp Bác Hồ một lần nhưng hình ảnh của Người luôn in đậm trong tâm trí ông Trần Văn Cao. Sau lần gặp ấy, ông mong muốn sau này sẽ có một nhà lưu niệm về Bác.

Với tình cảm và sự kính trọng đối với Bác Hồ, ông Trần Văn Cao, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ đã dành nhiều công sức, tâm huyết để xây dựng nhà lưu niệm với hàng trăm bức ảnh tư liệu quý giá được ông sưu tầm về cuộc đời hoạt động cách mạng, tấm gương sáng của Người cho thế hệ mai sau.

Ý tưởng là vậy nhưng do điều kiện gia đình lúc đó còn khó khăn nên bước sang tuổi 72, ông Cao mới thực hiện được mong muốn của mình. Từ 21 bức ảnh về Bác, được tặng khi đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua năm 1968, ông Cao mang đi chụp lại và phóng to, đóng khung, treo tại phòng khách.

Với mong muốn kể lại câu chuyện cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đảng, với cách mạng Việt Nam, với nhân dân, ông Cao đã sưu tầm rất nhiều ảnh về Bác từ nhiều nguồn khác nhau. Đến nay, tại nhà lưu niệm đã có trên 800 bức ảnh, mỗi bức ảnh là một mảnh ghép câu chuyện về Bác, được sắp xếp theo trình tự thời gian, sự kiện. Ông Cao còn sáng tác bản sử ca với 1.456 câu thơ lục bát về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động của Bác khi rời Bến Nhà Rồng, ra đi tìm đường cứu nước, đến những năm tháng cuối đời của Người. “Nhà lưu niệm này nhằm mục đích lan tỏa để thế hệ mai sau hiểu hơn về Đảng, về Bác, về cách mạng", ông Cao chia sẻ.

Em Nguyễn Tất Chiến, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ cho biết: “Lần đầu tiên đến với nhà lưu niệm, em thấy bất ngờ vì ông Cao đã xây dựng được nhà lưu niệm Bác Hồ với vô vàn bức ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của Bác".

Chị Nguyễn Thị Nga, Phó Chủ tịch UBND xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ cũng cho hay: “Ông Trần Văn Cao đã dành tâm huyết để sưu tầm những bức ảnh và tư liệu về cuộc đời của Bác Hồ, xây dựng nên nhà lưu niệm Bác Hồ, góp phần giáo dục thế hệ trẻ về cuộc đời sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già của dân tộc".

Những việc làm của ông Cao vô cùng ý nghĩa, góp phần bảo vệ và phát huy những giá trị lịch sử quý báu của dân tộc, để thế hệ mai sau luôn nhớ về Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhớ về những điều vĩ đại mà Người đã để lại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quận ủy Hoàn Kiếm sáng 18/5 đã tổ chức lễ dâng hương tại Di tích lịch sử cách mạng 48 Hàng Ngang (phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm).

Hội thảo khoa học cấp quốc gia: “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng cao đẹp của ý chí, khát vọng độc lập của dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân” đã diễn ra vào ngày 18/5.

Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc quy định độ tuổi bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao từ đủ 45 tuổi trở lên là chưa hợp lý, vì độ tuổi không thể là thước đo phản ánh năng lực hay kinh nghiệm.

Thủ tướng đề nghị các bộ ngành hỗ trợ thành phố tối đa “không để Hà Nội cô đơn” trong quá trình triển khai dự án cầu Tứ Liên.

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án tăng 3.714 tỷ đồng - tương đương khoảng 20,8% là khá lớn. Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị làm rõ hơn nguyên nhân khách quan, chủ quan và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Hiệu suất xét xử Tòa Phá sản và Tòa Sở hữu trí tuệ trong bối cảnh hiện nay vẫn còn thấp. Do đó, chưa nên mở những tòa chuyên trách này tại các Tòa khu vực.