Ngăn chặn thao túng, sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng
Khi trả lời câu hỏi làm thế nào để kiểm soát tình trạng sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng, nhiều đại biểu Quốc hội đã cho rằng quan trọng là phải xác định được ông chủ, bà chủ thực sự nắm quyền chi phối ngân hàng
Từ thực tế vụ Ngân hàng SCB cho thấy, việc quy định giảm tỷ lệ sở hữu của cổ đông, giảm tỷ lệ cấp tín dụng với khách hàng như trong dự thảo Luật Tổ chức tín dụng (sửa đổi) mới chỉ giải quyết được phần nổi của tảng băng chìm.
Để phá bỏ “ma trận” sở hữu chéo thì cần nhiều hơn thế. Quan trọng nhất là cần xác định được ai là ông chủ, bà chủ thực sự nắm quyền chi phối ngân hàng đó.
Bởi họ có thể lách luật bằng những cách tinh vi như nhờ người thân hoặc thuê người đứng tên hộ cổ phần, dựng lên nhiều doanh nghiệp ma để vay vốn. Do đó, các quy định cứng hữu hình không thể nào kiểm soát được các thủ đoạn vô hình.
Ông Trịnh Xuân An - Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai cho biết, sở hữu chéo, chi phối, thao túng là các thủ thuật rất tinh vi và thường là vô hình. Các quy định về giảm tỷ lệ sở hữu như trong dự thảo, siết hạn mức cấp tín dụng và mở rộng đối tượng không được đảm nhiệm chức vụ lại là các biện pháp hữu hình. Dùng các công cụ hữu hình để xử lý cái vô hình sẽ không hiệu quả.
Mặc dù, vấn đề sở hữu chéo đã Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 36 từ năm 2014 để xử lý. Tuy nhiên, vụ SCB và thực tế chứng minh mục tiêu kiểm soát này chưa thực hiện được. Sẽ cần thêm rất nhiều cơ chế giám sát để phát hiện và ngăn chặn các “ma trận” sở hữu chéo:
Bà Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho hay, tổ chức thực hiện cái việc giảm tỷ lệ sở hữu. tuy nhiên bản thân ngành ngân hàng chưa đủ. Ta mà quy định 5% nhưng nếu cổ đông cố tình nhờ người khác đứng tên, thao túng thì cũng ko thể biết được. Đòi hỏi với sự kết hợp để xác thực quan hệ, là vấn đề đòi hỏi cơ quan bộ ngành, cần có quy định như thế nào. Cần minh bạch cổ đông rất công khai.
Vụ SCB cũng là bài học kinh nghiệm về câu chuyện kiểm soát sớm trong lĩnh vực ngân hàng. Chúng ta phải có một hệ thống cảnh báo thật sự khoa học, chuẩn mực. Đồng thời, phải thiết kế một mô hình giám sát, kiểm tra đủ mạnh, có thể độc lập, cũng có thể nằm trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, nhưng phải đủ mạnh
Ông Đinh Thế Hiển - Chuyên gia tài chính ngân hàng chia sẻ, lẽ ra SCB là cũng thuộc phạm vi xử lý, nhưng SCB lại được chỉ định để trở thành 1 ngân hàng thâu tàm 2 ngân hàng khác để thành ngân hàng lớn hơn Do vậy, dù hệ thống có, quy định có, những người lãnh đạo buông lỏng quản lý thì những người làm bậy vẫn tìm được khe hở để lách luật, nên cuối cùng con người là quan trọng . Không chỉ là chúng ta ban hàng thông tư, nghị định chặt chẽ hơn, mà chính là những người lãnh đạo trong từng vị trí giám sát phải thật sự làm tròn trách nhiệm của mình thì chúng ta mới đảm bảo rằng không có những vụ việc SCB trong tương lai.


Giá vàng trong nước không có nhiều biến động mạnh trong kết phiên cuối tuần (ngày 20/4).
Hàng loạt công ty chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính với kết quả khá bất ngờ khi ghi nhận lợi nhuận lao dốc dù kết thúc Quý I/2025 chỉ số VN-Index đã tăng cao vượt 1.300 điểm.
Trong tuần tới (21/4 - 27/4) sẽ có 17 ngân hàng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025. Ngoại trừ SEABank tổ chức ở Hải Phòng và Kienlongbank họp trực tuyến, đa số các ngân hàng lựa chọn tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM.
Sau khi đạt đỉnh lịch sử 120 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước ngày 20/4 đã giảm mạnh, cao nhất lên tới 6 triệu đồng đối với vàng miếng.
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Co-opBank, tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1995-2025) vào sáng 19/4 tại Hà Nội.
Giới chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng trong giai đoạn chờ kết quả đàm phán của Chính phủ về chính sách thuế đối ứng với Mỹ vào ngày 9/7 tới.
0