NASA dự định xây dựng đường sắt trên Mặt Trăng
NASA cho biết đang triển khai nghiên cứu kế hoạch mang tên FLOAT (Flexible Levitation on a Track), có nghĩa "Linh hoạt trên đường ray". Ý tưởng đã được Mỹ xây dựng với mục tiêu giúp việc di chuyển trọng tải đến và đi từ khu vực hạ cánh của tàu vũ trụ tới các căn cứ. Ngoài ra, tuyến giao thông đặc biệt này còn giúp vận chuyển đá mặt trăng (regolith) từ địa điểm khai thác đến nơi để xây dựng các công trình đặc biệt trên bề mặt của Mặt Trăng. Mạng lưới đường sắt này có thể chở con người, nhu yếu phẩm và tài nguyên phục vụ hoạt động thương mại và đóng góp vào nền kinh tế vũ trụ.

FLOAT là một trong 6 dự án Khái niệm tiên tiến sáng tạo (NIAC) của NASA. Hiện nay, FLOAT đang ở giai đoạn II - giai đoạn thiết kế và sản xuất phiên bản thu nhỏ với mục đích thử nghiệm trên môi trường tương tự như Mặt Trăng. Dự án này đã nhận được kinh phí 600.000USD để tiếp tục nghiên cứu tính khả thi.
Điểm nổi bật ấn tượng của tuyến đường sắt trên Mặt Trăng của NASA chính là công nghệ đường ray không cố định. Toàn bộ hệ thống ray sắt sẽ được trải trực tiếp lên bề mặt đá regolith của Mặt Trăng. Nguyên tắc hoạt động có phần tương tự tàu đệm từ Maglev trên bề mặt Trái Đất, sử dụng từ tính để đẩy các toa tàu lơ lửng, không tiếp xúc ma sát với đường ray. Các toa tàu sẽ di chuyển trên đường ray mà hoàn toàn không có bánh xe. Phương án này sẽ giúp thiết bị được đảm bảo an toàn trước địa hình nhiều đá sắc nhọn.

Nhóm nghiên cứu của NASA đã đề xuất sử dụng phương tiện vận tải là các robot từ tính. Các robot có hình dạng, kích thước đa dạng, khả năng chuyển tải tối đa lên đến 33kg/m2, tốc độ trên 2km/h trong môi trường Mặt Trăng, mức tiêu thụ điện dưới 40kW mỗi ngày. Theo tờ Daily Mail, hệ thống đường ray này có khả năng chuyên chở tới 100 tấn vật liệu/ngày.
Hệ thống đường ray FLOAT dự kiến đi vào hoạt động trong thập kỷ tới.


Ngành đường sắt sẽ chạy tăng thêm nhiều chuyến tàu trên các tuyến đảm bảo phục vụ nhân dân đi lại dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, đồng thời sẽ giảm giá vé cho các đối tượng chính sách xã hội.
Nghị định số 89/2025/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành cho phép nhập khẩu máy bay COMAC do Trung Quốc sản xuất để khai thác tại Việt Nam. Vậy loại máy bay này có gì đặc biệt?
Các chuyến bay giữa TP.HCM và Vân Đồn của hãng Vietnam Airlines dự kiến từ ngày 17/4 sẽ chuyển sang nhà ga T3.
Hãng Vietjet Air đã đề xuất khai thác các chuyến bay thẳng tới Côn Đảo sử dụng máy bay Comac ARJ21 của Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 15/4.
Boeing 747-8 là chiếc chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam trong hai ngày 14-15/4.
Tổng thị trường vận chuyển hàng không trong quý I/2025 đạt hơn 20,7 triệu khách (tăng 9,2% so với cùng kỳ); trong đó, nội địa hơn 9 triệu khách (tăng 5,4%) và quốc tế hơn 11,7 triệu khách (tăng 12,3%).
0