Mỹ viện trợ quân sự gần 400 triệu USD cho Ukraine
Gói viện trợ được triển khai theo Quyền Điều chỉnh Nguồn lực Tổng thống (PDA), đạo luật cho phép chính phủ Mỹ rút trực tiếp vũ khí trong kho để chuyển cho đối tác trong trường hợp khẩn cấp mà không cần Quốc hội thông qua.
Lầu Năm Góc cho biết đây là lần thứ 66 cơ quan này rút thiết bị quân sự từ kho dự trữ để chuyển cho Ukraine kể từ tháng 8/2021. Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken nhấn mạnh gói viện trợ sẽ được triển khai “nhanh nhất có thể”.
Washington công bố gói viện trợ trong lúc gần 6 tỷ USD còn lại trong ngân sách hỗ trợ Kiev theo Quyền Điều chỉnh Nguồn lực Tổng thống (PDA) có thể hết hạn vào cuối tháng 9, trừ khi được Quốc hội Mỹ gia hạn thẩm quyền sử dụng. Mỹ là bên hậu thuẫn Ukraine mạnh mẽ nhất trong xung đột, đã cung cấp cho Kiev khoảng 175 tỷ USD viện trợ tài chính và quân sự kể từ đầu chiến sự.
Con tin người Mỹ gốc Israel Edan Alexander đã được Hamas trả tự do sau 19 tháng bị giam giữ vào rạng sáng ngày 13/5 (theo giờ Việt Nam), trong bối cảnh một lệnh ngừng bắn tạm thời đang được thực thi tại Dải Gaza.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov rạng sáng 13/5 (theo giờ Việt Nam) tuyên bố, Nga sẵn sàng tìm kiếm giải pháp lâu dài cho cuộc xung đột với Ukraine, tuy nhiên sẽ không chấp nhận bất kỳ sự ép buộc nào dưới dạng “ngôn ngữ tối hậu thư”.
Trung Quốc và Mỹ đã có cuộc đàm phán kéo dài hai ngày tại Thuỵ Sĩ. Quan chức cả hai nước đều đánh giá cuộc thảo luận là “hiệu quả”, “thẳng thắn” và “mang tính xây dựng”.
Chính quyền Ukraine mới đây cho biết, Nga đã phóng hơn 100 máy bay không người lái vào lãnh thổ Ukraine trong đêm Chủ Nhật 11/5.
Các thị trường chứng khoán trên thế giới đồng loạt tăng điểm trong ngày 12/5, sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận giảm mạnh thuế đối với hàng hóa của nhau trong khoảng thời gian 90 ngày.
Ủy viên Quốc phòng Liên minh châu Âu - ông Andrius Kubilius ngày 12/5 đã kêu gọi tăng cường sự hội nhập giữa ngành công nghiệp quốc phòng của châu Âu và Ukraine.
0