Mỹ phẩm online: Tin ai - Ai tin

Chỉ cần vài lời quảng cáo có cánh trên mạng xã hội, nhiều người tiêu dùng sẵn sàng bỏ tiền mua mỹ phẩm mà không kiểm tra nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Hệ lụy về sức khỏe có thể xảy ra bất cứ lúc nào, từ những quyết định mua hàng thiếu kiểm chứng.

Mỹ phẩm online – chất lượng có như quảng cáo?

Mỹ phẩm trên livestream đang phủ sóng mạng xã hội. Qua vài lời quảng cáo có cánh trên mạng xã hội, nhiều người tiêu dùng sẵn sàng bỏ tiền mua mỹ phẩm mà không kiểm tra nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Chỉ vài cái chạm tay, hàng trăm đơn hàng đã được chốt.

Giá chỉ bằng một nửa, thậm chí rẻ hơn nhiều so với sản phẩm chính hãng khiến gười mua dễ dàng bị thuyết phục, bất chấp nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bao bì sơ sài, không nhãn mác, không kiểm định, nhưng vẫn được tin tưởng tuyệt đối. Hệ lụy về sức khỏe có thể xảy ra bất cứ lúc nào, từ những quyết định mua hàng thiếu kiểm chứng.

Chị Nguyễn Thị Mai Anh (Đống Đa) chia sẻ: "Khi mua mỹ phẩm, mình hay quan tâm đến giá cả thôi. Để nói về xuất sứ hay thành phần thì mình cũng không nghiên cứu được vì nhiều loại không có tiếng Việt, toàn tiếng nước ngoài, mình cũng không hiểu. Khi mua, mình thấy nhiều người mua nên cũng mua theo, chỉ biết tin tưởng vào người bán".

Tiền mất – Tật mang   

Chị Nguyễn Thị H nhiều ngày nay phải tới khám và điều trị tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội, vì bị tổn thương da do dùng mỹ phẩm chưa được kiểm định chất lượng. Qua một người thân giới thiệu loại mỹ phẩm đang bán online có tác dụng trắng da, chị đã tin tưởng và mua theo. Thời gian đầu dùng mỹ phẩm, chị H có thấy da trắng hơn. Nhưng sau một tháng, da chị có biểu hiện mẩn đỏ, ngứa; khi dừng không dùng nữa thì tình trạng mẫn đỏ, ngứa lại càng rõ rệt hơn.

"Tôi có tìm đến bác sĩ để thăm khám thì bác sĩ cho biết, da của tôi bị tổn thương. Tuy nhiên tổn thương chưa quá nặng, ở mức độ trung bình và cần có thời gian giúp da phục hổi", chị H cho hay.

Bệnh viện Da liễu Hà Nội thường xuyên tiếp nhận những bệnh nhân đến khám với tình trạng viêm da do sử dụng mỹ phẩm, tập trung vào nhóm bệnh nhân đã có làn da tương đối đẹp nhưng vẫn muốn đẹp hơn hay da đang bị bệnh trứng cá, nám, muốn điều trị bằng cách tự mua thuốc trên mạng thông qua người quen giới thiệu. Một số người tìm thông tin trên mạng và tự đặt mỹ phẩm về sử dụng. Với giá rẻ, cách mua tiện lợi nên nhiều người đã tin dùng, và chỉ sau vài ngày sử dụng đã dẫn đến tình trạng bị dị ứng da, sưng tấy, nổi mụn nước…

Mỹ phẩm online: Tin ai - Ai tin

Trên diện tích khoảng 1.400m2, vốn từng là trang trại nuôi gà, một chủ cơ sở đã dùng làm nơi sản xuất, kinh doanh số lượng lớn mỹ phẩm, thực phẩm chức năng với nhiều nhãn nổi tiếng của Australia, Canada, Hàn Quốc. Các sản phẩm này gồm mỹ phẩm dạng kem dưỡng, serum, mặt nạ dưỡng da và thực phẩm chức năng được dán nhãn, tem là thương hiệu nước ngoài. Ngay tại hiện trường, đại diện một nhãn hiệu thực phẩm chức năng nước ngoài bước đầu nhận định, sản phẩm của họ tại cơ sở sản xuất mà lực lượng quản lý thị trường kiểm tra có dấu hiệu làm giả.

Đoàn kiểm tra cũng phát hiện cơ sở sang chiết, đóng sản phẩm vào các hộp, chai, lọ bên ngoài thể hiện các nhãn hiệu khác, có dấu hiệu giả mạo nguồn gốc, xuất xứ với khối lượng lên tới 40 tấn. Lực lượng chức năng ghi nhận một lượng lớn các lọ nhựa, hộp đựng, tem nhãn và hàng tấn nguyên liệu không rõ nguồn gốc, không bao bì nhãn mác để bừa bãi trên nền đất. Một số loại nguyên liệu bốc mùi hắc nồng nặc; các viên nang thực phẩm chức năng dính vào nhau.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban nghiên cứu Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện nghiên cứu Quản lý thị trường Trung ương cho biết: "Liên quan đến việc kiểm soát chất lượng của hàng hoá kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, đảm bảo chất lượng như thế nào, đây cũng là lỗ hổng khá lớn và đặt ra áp lực lớn với các cơ quan quản lý thị trường".

Theo ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội, người tiêu dùng khi mua sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, nhận về tay không đúng như quảng cáo. Các cấp, ngành, cơ quan quản lý thị trường cần tăng cường công tác quản lý để tránh việc hàng vào Việt Nam là hàng giả, hàng nhái.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong khoảng một tháng trở lại đây, các đơn vị nghiệp vụ - Bộ Công an và công an cả nước đã liên tiếp khởi tố nhiều vụ án quy mô lớn về hàng giả, đặt ra vấn đề về quản lý và thanh, kiểm tra thị trường này.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ngày 28/4 đã ký Công điện gửi Bộ trưởng Bộ Công an; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về vụ cháy nhà dân tại số 87 hẻm 99/110/85 phố Định Công Hạ, phường Định Công, quận Hoàng Mai.

Dự thảo nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội quy định áp dụng mức tiền phạt gấp hai lần tiền phạt đối với gần 100 hành vi vi phạm lĩnh vực bảo vệ môi trường và đất đai.

Chỉ cần vài lời quảng cáo có cánh trên mạng xã hội, nhiều người tiêu dùng sẵn sàng bỏ tiền mua mỹ phẩm mà không kiểm tra nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Hệ lụy về sức khỏe có thể xảy ra bất cứ lúc nào, từ những quyết định mua hàng thiếu kiểm chứng.

Thành phố Hà Nội phải bắt tay ngay vào việc sắp xếp bộ máy, tránh tình trạng chạy chức, chạy quyền khi sắp xếp bộ máy tại 126 đơn vị hành chính cơ sở.

Sau thời gian chỉnh lý, phục hồi nguyên trạng, sáng 28/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội khai trương, mở cửa trở lại Di tích lịch sử Nhà và hầm D67 và triển lãm “Con đường thống nhất".