Lễ tốt nghiệp lớn nhất của Đại học Bách khoa Hà Nội

Sáng nay, Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức lễ tốt nghiệp đợt tháng 9/2024. Đây là đợt có số lượng sinh viên tốt nghiệp lớn nhất từ trước tới nay do hai khóa 64 và khóa 65 đồng thời tốt nghiệp.

Trong đó, các sinh viên khóa 64 là khóa cuối cùng đào tạo kỹ sư trình độ đại học, từ khóa 65 trở đi, các trường đại học thực hiện theo Luật Giáo dục mới nên hệ đại học chỉ đào tạo trình độ cử nhân.

Trong số hơn 4300 sinh viên được công nhận tốt nghiệp hệ đại học chính quy có 443 sinh viên tốt nghiệp xếp loại xuất sắc, 1362 sinh viên xếp loại giỏi.

Điểm đặc biệt là có 19 sinh viên quốc tế, là khóa có số lượng sinh viên quốc tế tốt nghiệp lớn nhất từ trước đến nay.

Như vậy, cùng với khóa tốt nghiệp này, đến nay, Đại học Bách khoa Hà Nội đã qua 68 năm xây dựng và trưởng thành, đã đào tạo được hơn 200 ngàn kỹ sư, cử nhân và hơn 20 ngàn thạc sĩ, tiến sĩ phục vụ trong hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế, xã hội của đất nước.

Rất nhiều thế hệ cán bộ, sinh viên Bách khoa đã trở thành các nhà lãnh đạo của đất nước, các chuyên gia, các nhà khoa học danh tiếng, các thế hệ lãnh đạo của các công ty, tập đoàn kinh tế hàng đầu của đất nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Điểm mới trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục là xác lập giáo dục nghề nghiệp là một cấp học, gồm hai bậc: trung học nghề và cao đẳng.

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev lần thứ 59 đều xuất sắc đoạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.

Nhiều trường đại học tại Hà Nội đã công bố mức học phí dự kiến cho năm học 2025-2026, với mức thu dao động từ 18-128 triệu đồng mỗi năm, đa phần tăng so với năm trước.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất Quốc hội dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi nội dung: Học sinh tốt nghiệp cấp 2 chỉ cần hiệu trưởng xác nhận thay vì cấp bằng. Sự thay đổi này phù hợp với chính quyền địa phương hai cấp và xu thế quốc tế.

Từ khóa “tự học” và “học suốt đời” được nhấn mạnh như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ”.

Trong môi trường giáo dục, quyết định kỷ luật có thể mang lại động lực cho học sinh, nhưng ngược lại cũng có thể làm các em xấu hổ, dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. Kỷ luật nên xuất phát từ tình yêu thương, sự bao dung và tôn trọng học trò, không làm tổn thương các em.