Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký hiệp định Geneva

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024). Tham dự sự kiện có các Lãnh đạo Đảng, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Lãnh đạo Bộ Ngoại giao cùng các ban, bộ, ngành Trung ương, mặt trận Tổ quốc, Đại sứ, đại diện các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Hà Nội.

Phát biểu khai mạc tại lễ kỉ niệm, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, Hội nghị Geneva là hội nghị quốc tế đa phương lớn đầu tiên Việt Nam tham dự để đàm phán và ký kết điều ước quốc tế với sự tham gia trực tiếp của các cường quốc.

Trong lần tham dự đầu tiên này, ngoại giao cách mạng Việt Nam đã khẳng định tâm thế, trí tuệ, bản lĩnh và cốt cách của một dân tộc có bề dày hàng nghìn năm văn hiến, vị thế của một quốc gia có độc lập, chủ quyền và yêu chuộng hòa bình. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, cùng với Hiệp định Sơ bộ 1946 và Hiệp định Paris 1973, Hiệp định Geneva 1954 là một mốc son trong lịch sử ngoại giao cách mạng Việt Nam, mang đậm dấu ấn tư tưởng, phong cách và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh.

Quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneva (Giơ-ne-vơ) là cuốn cẩm nang chứa đựng nhiều bài học sâu sắc thể hiện bản sắc độc đáo của trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam

Quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneva là cuốn cẩm nang chứa đựng nhiều bài học sâu sắc thể hiện bản sắc độc đáo của trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam, đã được kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển trong đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Paris 1973 sau này cũng như trong xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Đây vừa là bài học, vừa là phương pháp và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh, thể hiện bản sắc "cây tre Việt Nam" của nền ngoại giao Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm liên đới, bồi thường cho khách hàng nếu quảng cáo sai sự thật. Đó là những ý kiến được nhiều đại biểu Quốc hội nêu ra khi góp ý về Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo vào sáng nay.

Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất xem xét bỏ quy định công bố hợp quy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Theo báo cáo tổng hợp của Bộ Xây dựng, đến nay, 19 dự án/dự án thành phần được đưa vào khai thác; đang triển khai thi công 52 dự án/dự án thành phần cơ bản bám sát tiến độ đề ra.

Quy hoạch là công việc đặc thù, đòi hỏi chuyên môn sâu và cũng chỉ có một số viện quy hoạch quốc gia và địa phương mới đủ đội ngũ chuyên gia kỹ thuật để thực hiện. Do vậy, cần quy đinh chặt chẽ: cơ quan lập quy hoạch phải thuê đơn vị tư vấn độc lập thay vì tự lập quy hoạch để “tránh tư duy nhiệm kỳ”.

"Chúng ta vẫn yêu cầu công bố hợp quy, một thủ tục vô lý, gây phiền hà, gia tăng chi phí cho doanh nghiệp trong khi nhiều nước trên thế giới đã không còn áp dụng hình thức công bố hợp quy này trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa", các ĐBQH nhấn mạnh nội dung này tại kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam, ông Hà Vĩ vào chiều 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, nhằm thảo luận về các lĩnh vực hợp tác song phương.