Lao động chen chân nộp hồ sơ thi tiếng Hàn

Hôm nay, 31/3, các trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi tiếng Hàn theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc (chương trình EPS).

Mặc dù thời gian đăng ký từ 7h30 nhưng tại trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, nhiều lao động đã có mặt từ 6h sáng để chờ làm thủ tục nộp hồ sơ thi tiếng Hàn. Thị trường Hàn Quốc vẫn có sức hấp dẫn đặc biệt với nhiều người lao động Việt Nam.

Anh Nguyễn Văn Hùng - Huyện Sóc Sơn chia sẻ: “Em đăng ký ở ngành sản xuất chế tạo, công việc ổn định, thu nhập hợp lý, cũng được 40 đến 60 triệu đồng/tháng”.

Chị Lê Phương Linh - Huyện Mỹ Đức chia sẻ: “Đây là chương trình hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc nên em sẽ được đảm bảo quyền lợi. Em tự tin sẽ đạt được mức điểm mà ban tổ chức đưa ra và cũng tự tin khi sang môi trường mới em sẽ phát triển được nhiều hơn”.

Chị Nguyễn Thanh Thúy - Quận Hoàng Mai chia sẻ: “Tôi dậy từ lúc 5h sáng và đi đến đây. Giấy tờ gồm có ảnh, căn cước công dân, file nén và hộ chiếu. Cũng muốn cho con tôi đi tiếp cận bên ngoài, bên cạnh đó cũng có thêm thu nhập làm kinh tế”.

Dự báo số lao động tăng cao nên cán bộ, nhân viên Trung tâm Dịch vụ Việc làm được huy động để giải quyết hồ sơ đăng ký của người lao động. Năm 2024, có hơn 1.300 lao động Hà Nội đăng ký dự thi tiếng Hàn.

Bà Đậu Thị Hiền - Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết: “Vừa rồi bên  Chính phủ Hàn Quốc tăng lương với mức lương hấp dẫn, chế độ đãi ngộ được đảm bảo và bây giờ Bảo hiểm của Người lao động sẽ được ghi nhận và chuyển từ bên Hàn Quốc về Việt Nam để đóng tiếp thì đấy cũng là sự khuyến khích cho người lao động".

Năm 2025, kỳ thi tiếng Hàn dự kiến sẽ diễn ra từ tháng Tư đến tháng Sáu. Dự kiến, số lao động đạt yêu cầu là 3.300 người trong ngành sản xuất chế tạo và ngành nông nghiệp. Vượt qua kỳ thi tiếng Hàn và kiểm tra tay nghề là điều kiện quan trọng để người lao động nộp hồ sơ dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc.

Bà Yun Jae Yeon - Trưởng Đại diện Văn phòng Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết: “Tiếng Hàn đối với người lao động rất quan trọng. Học tiếng Hàn không chỉ để vượt qua kỳ thi mà người lao động cần trau đồi để có thể giao tiếp được trong quá trình làm việc. Khi tiếng Hàn giỏi, người lao động sẽ có nhiều cơ hội việc làm và thu nhập sau khi nhập cảnh Hàn Quốc.

Năm 2024, hơn 10.000 lao động Việt Nam đi làm việc Hàn Quốc theo chương trình EPS. Đây là chương trình phi lợi nhuận, người lao động dễ tiếp cận, thu nhập tốt và điều kiện phúc lợi đảm bảo.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh cho 9 trường trung cấp trên địa bàn thành phố với tổng số 2.955 học viên trong năm học 2025-2026.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.

Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.