Làng Tây ở huyện Phú Xuyên
Sở dĩ có danh xưng “Làng Tây của Hà Nội” là bởi nơi đây từng nổi tiếng với những biệt thự cổ mang đậm phong cách kiến trúc giao thoa Pháp – Việt, được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ XX. Sau chiếc cổng làng, một không gian khác mở ra, trái ngược hẳn với những con đường tấp nập, ồn ào của đô thị.
Gia đình ông Nguyễn Thiện Tứ có 4 thế hệ sinh ra và lớn lên trong ngôi nhà cổ này. Rời làng để lập nghiệp, đến khi tuổi đã xế chiều, ông lại trở về làng Cựu để được sống với những ký ức xưa và giữ gìn ngôi nhà như một di sản cho thế hệ sau.
"Lý do mà tôi muốn trở về và sống trong căn nhà cổ này thứ nhất là vì yêu, đây là căn nhà được để lại từ thời các cụ tôi, cái nữa là tôi mong mỏi giữ lại cái nét kiến trúc, cái nét văn hóa cổ xưa của người Việt...", ông Nguyễn Thiện Tứ cho biết.
Những năm đầu thế kỷ XX, làng Cựu từng nổi tiếng với nghề may mặc. Nhiều cơ ngơi đẹp và bề thế của những “thợ may đệ nhất Hà Thành” mọc lên, với nét kiến trúc mái vòm cong kiểu Gothic, cột nhà chạm trổ hoa văn đặc trưng, nhưng kết cấu khung cửa bằng gỗ lim, những bức liễn đối chữ Hán và cấu trúc nhà ba gian và sân vườn có hàng cau, giàn trầu đặc trưng kiến trúc văn hóa Bắc Bộ. Những ngôi biệt thự cổ đang lưu giữ một thời kỳ thịnh vượng của làng Cựu hàng trăm năm trước.
Ông Huỳnh Văn Đức, Phó chủ tịch UBND xã Vân Từ, cho biết: làng Cựu là một ngôi làng có nhiều giá trị về lịch sử văn hóa và kiến trúc, chính vì vậy mà Đảng ủy, UBND xã rất là quan tâm đến việc bảo tồn những giá trị này, phối hợp với trường Đại học Xây dựng Hà Nội để thực hiện dự án số hóa mô hình 3D toàn bộ không gian kiến trúc của làng Cựu để phục vụ cho việc nghiên cứu bảo tồn và phục dựng lại làng cổ, bên cạnh đó ban hành quy chế quản lý làng cổ, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo tồn và phát huy giá trị làng cổ.
Vẻ đẹp của làng Cựu nằm ở những biệt thự cổ mang trên mình dấu ấn thời gian, nhưng cũng chính thời gian lại đang là thử thách lớn nhất trongviệc bảo tồn kiến trúc nơi đây. Từ năm 2000, rất nhiều biệt thự cổ ở làng Cựu đã bị đập đi xây mới do đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều công trình khác cũng trong tình trạng tương tự nếu không có sự quan tâm đầu tư tu bổ kịp thời của cơ quan chức năng.


Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.
Chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc do UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 20/4 tại Phố sách Hà Nội (phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm).
Festival Phở năm nay quy tụ hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu ẩm thực phở khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.
Hội thảo khoa học Quốc gia “50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) - Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển” đã diễn ra vào chiều 18/4.
Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp các đối tác triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC tại các địa danh nổi tiếng ở 63 tỉnh, thành phố nhằm quảng bá các di sản, thúc đẩy du lịch.
Triển lãm “Thiên Thanh" với 30 tác phẩm hội hoạ mang thông điệp về vẻ đẹp thiên nhiên sơ khai, đa sắc màu; đưa người xem vào một thế giới hạnh phúc, an lành, đánh thức mọi giác quan với nguồn năng lượng lạc quan và tươi sáng.
0