Kinh tế toàn cầu rủi ro trước chính sách thuế của Mỹ
Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru khẳng định sẽ tìm mọi biện pháp để thuyết phục Washington rằng, chính sách tăng thuế sẽ không mang lại lợi ích cho nền kinh tế lớn nhất thế giới. Phát biểu trước Quốc hội ngày 28/3, ông Ishiba nhấn mạnh kế hoạch thuế quan của Mỹ sẽ gây "tác động cực kỳ lớn" đối với nền kinh tế nước này.
"Chúng ta phải cân nhắc phản ứng thích hợp đối với thông báo từ phía Mỹ. Tất nhiên, mọi phương án đều có thể được cân nhắc", Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru khẳng định.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã cảnh báo ảnh hưởng tiêu cực của chính sách thuế mới từ Washington, đồng thời quyết định duy trì lãi suất ngắn hạn ở mức 0,5% trước sự bất ổn ngày càng tăng trong chính sách thương mại của Mỹ.
Tại Hàn Quốc, Viện Chính sách Kinh tế quốc tế nước này nhận định xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng có thể gây áp lực lớn đối với nền kinh tế toàn cầu, khiến lạm phát tăng cao và tỷ giá hối đoái bất ổn. Trên đường phố, người dân Thủ đô Seoul bày tỏ rằng, mức thuế đánh vào ngành công nghiệp ô tô, lĩnh vực xuất khẩu quan trọng của Hàn Quốc có thể gây ra nhiều bất ổn.
Anh Kim Sang Soo cho biết: "Hãng ô tô Hyundai vừa đưa ra lời hứa đầu tư lớn vào Mỹ, nhưng nếu Washington tiếp tục các động thái đơn phương như thế này thì sẽ gây nguy hiểm hơn nữa cho ngành sản xuất của Hàn Quốc, vốn đang phải đối mặt nhiều khó khăn".
Trong khi đó, chính phủ Brazil cảnh báo thương mại toàn cầu đang có nguy cơ bị "vũ khí hóa", sau những chính sách thuế gây tranh cãi của Mỹ. Các quan chức Brazil dự đoán hệ thống thương mại toàn cầu sẽ còn gặp nhiều thách thức, trước khi có thể tìm ra giải pháp ổn định. Do đó, Brazil sẽ tiếp tục tìm kiếm các liên minh thương mại mới và thúc đẩy các quy tắc thương mại minh bạch dựa trên luật pháp quốc tế.
"Ngày Giải phóng" - theo cách gọi của ông Trump - sẽ đến vào ngày 2/4 và có thể mang đến một đợt thuế quan mới. Từ khi nhậm chức, ông Trump đã nhiều lần tuyên bố áp thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Lý do ông Trump đưa ra cũng rất đa dạng, từ kiểm soát biên giới; chống buôn bán ma túy; thuế VAT; thâm hụt thương mại; đến cả thương vụ mua lại nền tảng TikTok. Điều này không chỉ tạo nên sự bất ổn đối với thị trường tài chính mà còn dẫn tới những rủi ro về đầu tư trong bối cảnh đối với hầu hết các nước. Trả đũa không phải lựa chọn khả thi.


Tiến trình đàm phán giữa Mỹ và Iran về giải pháp cho vấn đề chương trình hạt nhân của Iran đã tiến triển thuận lợi cho dù những gì đạt được mới chỉ là những bước đi dò dẫm ban đầu.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth vừa tiếp tục dính nghi vấn lộ kế hoạch mật liên quan tới các cuộc không kích nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen trong cuộc trò chuyện trên nhóm trò chuyện Signal.
Quân đội Israel ngày 20/4 đã thừa nhận có những sai sót về mặt chuyên môn trong vụ nổ súng khiến 15 nhân viên cứu hộ Palestine ở Gaza thiệt mạng vào tháng trước, đồng thời sa thải một phó chỉ huy thực địa sau cuộc điều tra.
Đức đã công bố một gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine, bao gồm xe bọc thép, tên lửa phòng không và lựu pháo, cùng nhiều vũ khí khác.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/4 cho biết, ông hy vọng Nga và Ukraine sẽ đạt được thỏa thuận trong tuần này để chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Việc hai thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ lớn nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc tiếp tục tăng mức áp thuế hàng nhập khẩu đáp trả nhau sẽ khiến ngành công nghiệp hàng xa xỉ phải trải qua một năm đầy chông gai.
0