Khẩu hiệu người Việt ưu tiên hàng Việt đi vào cuộc sống
Từ một khẩu hiệu, phong trào này đã đi vào tiềm thức, hiện diện trong đời sống hàng ngày của xã hội, được chứng minh qua tỷ lệ người dân sử dụng hàng Việt tăng mạnh lên hơn 85%.
Hàng hóa Việt Nam ngày càng cải thiện cả về chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì và giá thành hợp lý, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Một khảo sát gần đây của Hội Doanh nghiệp cho thấy, hơn 80% người được hỏi sẵn sàng chọn mua các sản phẩm mang thương hiệu uy tín đạt chuẩn “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Đặc biệt, 60% khách hàng chú trọng đến sự đa dạng chủng loại sản phẩm, trong khi hơn 50% đánh giá cao doanh nghiệp có sản phẩm mới hoặc cải tiến. Tuy nhiên, chỉ 39% người tiêu dùng ưu tiên yếu tố giá bán cạnh tranh, cho thấy chất lượng và sự đổi mới vẫn là những yếu tố quan trọng nhất.
Chị Lương Thị Huyền, người tiêu dùng Hà Nội chia sẻ: "Mình thấy chất lượng hàng hóa Việt Nam ngày càng tốt, mẫu mà ngày càng đẹp, đa dạng, cũng đã thu hút được nhiều đối tượng khách hàng, kích cầu được hàng tiêu dùng Việt Nam, người mua sắm như mình cũng có những trải nghiệm nhiều hơn".
Nhận được sự quan tâm ủng hộ từ người tiêu dùng, các doanh nghiệp Việt cũng nhận thấy rõ trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu. Để cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thực sự hiệu quả và bền vững, không chỉ cần nỗ lực tuyên truyền mà còn đòi hỏi trách nhiệm từ phía doanh nghiệp.
Việc đầu tư vào chất lượng, cải tiến sản phẩm và bảo vệ thương hiệu là chìa khóa để khẳng định vị trí của hàng Việt trong lòng người tiêu dùng. Đồng thời, các chương trình bình chọn, đánh giá sản phẩm chất lượng cao sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy doanh nghiệp và thị trường nội địa phát triển mạnh mẽ hơn.
Khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho khoảng 85% lao động trên cả nước. Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68 về “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân” được xem là một dấu mốc quan trọng, khẳng định vai trò trung tâm của kinh tế tư nhân trong công cuộc phát triển đất nước.
Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đang được thảo luận tại Quốc hội theo hướng tăng tính tự chủ cho doanh nghiệp Nhà nước, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính. Việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, minh bạch và số hóa toàn diện, được kỳ vọng sẽ tạo lực đẩy cho sản xuất kinh doanh phục hồi mạnh mẽ.
Nghị quyết 68 đã thể hiện bước tiến đột phá về tư duy phát triển, là "cuộc cách mạng về tư duy và thể chế" và "bước ngoặt lịch sử" trong việc thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá, khẳng định vai trò doanh nghiệp tư nhân trong thời kỳ mới.
Cổ phiếu VPL của Công ty cổ phần Vinpearl chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) với mức giá tham chiếu 71.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ gần 18.000 tỷ đồng, sáng 13/5.
Giá dầu đã tăng khoảng 1,5% và chốt phiên ở mức cao nhất hai tuần, sau khi thỏa thuận thuế quan tạm thời giữa Mỹ và Trung Quốc làm dấy lên hy vọng về việc chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Thị trường chứng khoán ngày 13/5 phản ánh tích cực sau thông tin hạ nhiệt thuế quan. Đà tăng được kéo dài xuyên suốt phiên. Kết phiên, VN-Index tăng hơn 10 điểm, HNX-Index cũng tăng gần hai điểm.
0