Khẩn trương sắp xếp, sáp nhập cấp tỉnh, cấp xã
Chiều 14/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (Ban Chỉ đạo) chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo để triển khai Kế hoạch về việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và xây dựng hệ thống chính trị 2 cấp ở địa phương.
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 11 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết nghị về việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và xây dựng hệ thống chính trị 2 cấp ở địa phương, trong đó thống nhất sau sắp xếp, cả nước có 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và giảm 60-70% đơn vị hành chính cấp xã.
Trong sáng ngày 14/4, Ban Chỉ đạo Trung ương đã họp phiên thứ 3 để triển khai nội dung này. Cùng ngày, Thủ tướng đã có quyết định số 758 ban hành Kế hoạch của Chính phủ thực hiện sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và xây dựng hệ thống chính trị 2 cấp ở địa phương.
Các thành viên Ban Chỉ đạo đã thảo luận về các nội dung liên quan, nhất là vấn đề phân cấp, phân quyền; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã, cấp tỉnh; việc sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức; xử lý tài sản, cơ sở vật chất trong sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính...
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành tiếp tục rà soát các nhiệm vụ, giải pháp để vừa tránh chồng chéo, song không bỏ sót nhiệm vụ trong sắp xếp, sáp nhập. Thủ tướng nhấn mạnh, các bộ trưởng, trưởng ngành, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó; phân công “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyển, rõ sản phẩm”.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành hướng dẫn các nhiệm vụ được phân công cho cấp tỉnh, cấp xã để đảm bảo các công việc phải được thực hiện đồng bộ từ trên xuống dưới và phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành với nhau.
Lưu ý tại mỗi đơn vị hành chính cấp xã phải có Trung tâm dịch vụ hành chính công; mỗi tỉnh phải có Cổng đầu tư một cửa để giải quyết kịp thời, thông suốt các thủ tục hành chính, đầu tư của người dân, doanh nghiệp, không để ách tắc, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan thiết kế công cụ, hướng dẫn để từ 1/7 tới đây, khi chính quyền địa phương mới hoạt động phải đảm bảo thông suốt, trơn tru, hiệu quả.
Riêng về xử lý tài sản, cơ sở vật chất trong quá trình sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính địa phương, Thủ tướng yêu cầu, cần ưu tiên dành các cơ sở vật chất dôi dư cho y tế, giáo dục, văn hoá, phục vụ mục đích công ích, công cộng.


Quận Hai Bà Trưng (TP. Hà Nội) dự kiến sẽ hợp nhất các phường hiện có thành 3 đơn vị hành chính mới gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai và Vĩnh Tuy.
Công an tỉnh Nghệ An vừa bắt bốn đối tượng liên quan đường dây sản xuất giá đỗ sử dụng hóa chất cấm, với sản lượng lên tới 3.500 tấn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính sáng 19/4 đã chủ trì lễ khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn tại TP.HCM, nhân dịp kỷ niệm 50 Năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hà Nội hiện có 30 đơn vị hành chính cấp huyện và 526 đơn vị hành chính cấp xã (160 phường, 345 xã và 21 thị trấn). Dự kiến số lượng đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp còn 47 phường.
UBND TP Hà Nội tổ chức Lễ khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức vào sáng 19/4.
Sáng 19/4, cùng với lễ khởi công, khánh thành 80 công trình giao thông và xây dựng trọng điểm toàn quốc, dự án tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài chính thức được thông xe.
0