Học sinh Hà Nội tập trung cho kỳ thi tốt nghiệp THPT

Ngay sau kỳ nghỉ Tết kéo dài, các trường THPT ở Hà Nội nhanh chóng bắt nhịp vào việc dạy học và ôn tập cho học sinh lớp 12, chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển đại học diễn ra vào cuối tháng 6 tới đây.

Đây là kỳ thi tốt nghiệp THPT đầu tiên thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với nhiều thay đổi.

Lo ngại việc bỏ xét tuyển sớm bằng học bạ, Trần Phương Linh  tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp THPT ngay sau kỳ nghỉ Tết. Linh dự định đăng ký các kỳ thi đánh giá năng lực để tăng cơ hội trúng tuyển đại học.

Học sinh Trần Phương Linh, lớp 12 Xã hội 1 - 1, Trường THPT Trương Định, chia sẻ: “Tới đây, em sẽ đăng ký thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội. Tháng 5 tới, em đăng ký thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm. Để phục vụ cho việc thi đại học thì đối với em, hai kỳ thi này sẽ giúp giảm áp lực hơn so với việc chỉ dựa vào mỗi kết quả tốt nghiệp".

Thay đổi lớn nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là thí sinh sẽ thi 4 môn, gồm hai môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và hai môn tự chọn trong số các môn: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.

Các nhà trường đều chủ động vừa dạy vừa ôn tập để học sinh nắm vững kiến thức, đồng thời rèn luyện kỹ năng làm bài.

Cô giáo Hà Thị Thu Hường, Trường THPT Trương Định, cho hay: “Từ lý thuyết cho đến luyện tập, tất cả đều phải trùng khớp với nhau theo chuyên đề, chủ đề học tập của từng bài học một để các con có nền tảng lý thuyết tốt nhất. Từ đó, chúng tôi sẽ đi vào bài học cụ thể và sẽ tăng cường cho các con luyện thêm đề ở ngoài sách giáo khoa".

Hiện, hầu hết các trường THPT tại Hà Nội đã tổ chức khảo sát nhu cầu học sinh đăng ký môn thi lựa chọn tốt nghiệp. Việc lựa chọn đúng hai môn thi tự chọn, phù hợp với năng lực học tập cũng như định hướng lựa chọn ngành nghề của học sinh, sẽ góp phần tăng cơ hội trúng tuyển đại học.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.