Hiệp định Geneve, mốc son lịch sử của ngoại giao Việt Nam
Phát biểu tại lễ kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneva, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhắc lại đánh giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tháng 7/1954, đó là: “Hội nghị Geneve đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng lợi to”.
Với Hiệp định Geneve, các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đã được khẳng định trong một điều ước quốc tế với sự tham gia ký kết và thừa nhận của các cường quốc. Đây là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với Việt Nam, là thành quả đấu tranh quật cường và bền bỉ của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống thực dân xâm lược.

Với nền ngoại giao nước ta, Hiệp định Geneve là điều ước quốc tế đa phương đầu tiên Việt Nam tham gia đàm phán, ký kết và thực thi, không chỉ khẳng định vị thế quốc gia độc lập và có chủ quyền của Việt Nam trên trường quốc tế, mà còn là một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam, để lại nhiều bài học quý báu và tôi luyện nên nhiều nhà ngoại giao ưu tú trong thời đại Hồ Chí Minh.
70 năm trôi qua kể từ ngày Hiệp định Geneve được ký kết, Việt Nam đang phát triển năng động, hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có vị thế và uy tín cao trên trường quốc tế. Các bài học từ quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneva đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, nhất là đối với nhiệm vụ xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại.
Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ lại quy định về quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân đối với Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân trong Dự thảo bổ sung, sửa đổi Hiến pháp 2013.
Việc lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 sẽ được hoàn thành vào ngày 5/6/2025.
Thành phố Hải Phòng đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng, đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng” và khai mạc Lễ hội Hoa phượng đỏ - Hải Phòng 2025 vào tối 13/5.
Tại phiên thảo luận chiều 13/5, ý kiến ĐBQH bày tỏ sự đồng tình với việc ban hành Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt luật hóa tinh thần "chấp nhận rủi ro" trong nghiên cứu khoa học.
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu các cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ các công việc, nhất là việc lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 đảm bảo đúng tiến độ.
Các đại biểu đề nghị thống nhất, dữ liệu cá nhân được sử dụng để chuyển đổi số, thúc đẩy kinh tế dữ liệu phát triển, cần bảo đảm không xâm phạm đời tư cá nhân.
0