Hà Nội, TP.HCM được giao thêm quyền về đường sắt đô thị
Với 459/459 đại biểu, chiếm 100% tỉ lệ đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý, để bảo đảm tiến độ của các dự án và các yếu tố mang tính tầm nhìn dài hạn của công trình đường sắt đô thị, dự thảo Nghị quyết đã quy định theo hướng giao quyền cho hai thành phố “được quyết định” việc có hay không thi tuyển kiến trúc đối với các công trình đường sắt đô thị. Theo đó, Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ xem xét, quyết định tổ chức thi tuyển kiến trúc đối với các công trình cần bảo đảm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, cảnh quan đô thị, tạo sức hút và tăng tính hấp dẫn đối với hành khách sử dụng đường sắt đô thị. Đối với các công trình đường sắt đô thị không thực hiện thi tuyển phương án kiến trúc, các thành phố quyết định lựa chọn trên cơ sở một số phương án kiến trúc do tư vấn đề xuất.
Bên cạnh đó, các cơ chế đặc thù như huy động nguồn vốn; trình tự, thủ tục đầu tư; phát triển đô thị theo mô hình TOD; phát triển công nghiệp đường sắt, chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực; chính sách vật liệu xây dựng và bãi đổ thải; cùng các quy định áp dụng riêng cho TP. Hồ Chí Minh được thông qua mang tới nhiều cơ chế linh hoạt giúp hai thành phố chủ động huy động vốn từ nguồn thu tăng thêm, tiết kiệm chi, đơn giản hoá quy trình phê duyệt
Như vậy, Hà Nội cần gấp rút thực hiện 14 tuyến đường sắt đô thị, tổng chiều dài 619km với ba phân kỳ thực hiện: từ nay đến năm 2030 hoàn thành 4 tuyến, từ 2030-2035 hoàn thành tiếp 5 tuyến còn lại trong 10 tuyến theo quy hoạch, từ 2035-2045 hoàn thành toàn bộ 15 tuyến theo quy hoạch.


Mỗi ngày, Việt Nam ghi nhận trung bình 80 vụ tấn công mã độc tống tiền (ransomware), theo thống kê của Kaspersky.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp cùng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chi trả sớm lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 5, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vui đón dịp lễ 30/4 - 1/5.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng thừa nhận đã nhận 1,5 tỷ đồng của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Chiến dịch cộng đồng “Một triệu cuốn sách làm giàu cho nông dân Việt Nam” đã diễn ra tại phố sách Hà Nội nhân dịp Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trong ngày 21/4.
Nhiều huyện ngoại thành của Hà Nội đang hoàn tất việc lấy ý kiến đại diện hộ gia đình về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Tại huyện Gia Lâm – địa phương có địa bàn rộng, dân cư đông cho thấy tỷ lệ người dân đồng thuận với phương án hợp nhất cao.
Thực hiện chủ trương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã sắp xếp 13 đơn vị hành chính để lập 5 đơn vị hành chính cơ sở. Đến nay, Quận đã cơ bản hoàn thành việc lấy ý kiến của người dân về số lượng hay tên gọi mới của các phường.
0