Hà Nội tập trung phát triển cây trồng chủ lực

Trong định hướng phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực hướng tới thị trường xuất khẩu, Hà Nội đã quy hoạch vùng tập trung, xây dựng thương hiệu cho ba sản phẩm gồm chuối, bưởi và lúa hàng hóa.

Với 15 ha tại xứ đồng bãi xa bồi, HTX sản xuất và cung ứng rau quả sạch Thắng Lợi, xã Văn Khê, huyện Mê Linh đã quy hoạch trồng mô hình chuối phục vụ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Từ năm 2021 đến nay, để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, HTX sản xuất và cung ứng rau quả sạch Thắng Lợi đã được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội cấp mã số vùng trồng, sản phẩm chuối xuất khẩu được cấp giấy chứng nhận an toàn VietGAP. Việc cấp mã vùng trồng, quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ, đạt chuẩn VietGAP đã giúp HTX tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng. Hàng năm, HTX đã tiêu thụ được từ 600-800 tấn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, góp phần nâng cao giá trị hàng nông sản.

Với 400 gốc bưởi, mỗi năm, gia đình ông Cao Văn Ngân, xã Vân Hà thu được khoảng 600-800 triệu đồng. Năm nay,  cây bưởi của xã đã chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học Công nghệ công nhận nhãn hiệu Bưởi Tam Vân. Riêng gia đình ông là một trong hai hộ của xã Vân Hà được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội công nhận có cây bưởi đầu dòng, là sự khẳng định về chất lượng cho cây bưởi ở xã Vân Hà.

Hiện Vân Hà đã chuyển đổi được 73 ha đất sản xuất nông nghiệp sang trồng bưởi. Ngoài ra, người dân xã Vân Hà còn mua, thuê thầu đất nông nghiệp của các hộ thuộc xã Vân Nam, Vân Phúc, Long Xuyên và xã Trung Châu khoảng 70 ha để trồng bưởi và cây rau màu. Với giá bán từ 15- 20.000 đồng/quả, ước tính năm nay người dân xã Vân Hà thu nhập khoảng trên 80 tỷ đồng từ cây bưởi Tam Vân.

Thành phố Hà Nội đã phát triển được trên 222.000 ha cây trồng, trong đó chủ lực gồm lúa 153.000 ha, cây ăn quả 20.000 ha. Với mục tiêu phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chất lượng, an toàn đến nay, thành phố đã có 226 vùng lúa, 144 vùng bưởi, 72 vùng chuối tập trung, ứng dụng cơ giới hoá để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Dù là Thủ đô của cả nước nhưng hiện nay Hà Nội là 1/3 tỉnh, thành đứng đầu cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp. Hà Nội có tiềm năng rất lớn để xuất khẩu trong lĩnh vực trồng trọt, cây ăn quả và hoa cây cảnh. Bởi vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đang phối hợp với các địa phương tăng cường hướng dẫn, tập huấn chuyên môn cho người dân, doanh nghiệp và cán bộ địa phương về các quy định của nước nhập khẩu để cấp mã số vùng trồng, kiểm soát chất lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản đặc sản, nâng cao giá trị kinh tế cho người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba bày tỏ sự thận trọng đối với việc cắt giảm thuế tiêu dùng, như một biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thông báo hủy đăng ký giao dịch 2,5 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Dịch vụ Xuất bản Giáo dục Hà Nội (UPCoM: EPH) kể từ ngày 27/5/2025.

Giá vàng miếng SJC và nhẫn trơn theo đà lao dốc của giá vàng thế giới, đồng loạt giảm 1 triệu đồng/lượng vào sáng 12/5.

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) đề xuất quy định áp dụng thống nhất mức thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo chí, tương tự như chính sách ưu đãi đang áp dụng cho báo in.

Các chỉ số chứng khoán tương lai, cổ phiếu thế giới và đồng USD đã phản ứng tích cực sau khi Mỹ và Trung Quốc xác nhận có “tiến triển đáng kể” trong các cuộc đàm phán thương mại giữa hai nước.

Thị trường chứng khoán Việt phản ánh tích cực trước thông tin Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận đàm phán thuế quan mới. Thanh khoản thị trường cũng tăng so với phiên giao dịch trước đó.