Hà Nội tái hiện Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa

Nhân dịp Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), ngày 6/6, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình "Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa". Tới dự có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà.

Phát biểu tại chương trình, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội Nguyễn Thanh Quang cho biết nhằm tôn vinh truyền thống văn hóa dân tộc, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của khu di sản Hoàng thành Thăng Long, trong những năm gần đây, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã tổ chức, thể nghiệm các nghi lễ cung đình với mong muốn mang đến cho du khách những sản phẩm du lịch đặc sắc, đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà dâng hương trong nghi thức lễ ban quạt tại Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Lại Tấn/ Kinh tế & Đô thị.

Một trong các nghi lễ cung đình đã trở thành hoạt động thường niên tại khu di sản là Tết Đoan Ngọ với chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa”.

Tái hiện nghi lễ cung đình tại Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Lại Tấn/ Kinh tế & Đô thị.

Hai nghi lễ đặc sắc ngày Tết Đoan Ngọ trong cung đình là nghi lễ cúng tế tổ tiên và nghi lễ ban quạt. Đây là hai nghi lễ chứa đựng ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên và sự quan tâm đến bề tôi của nhà vua.

Phục dựng lễ ban quạt và tái hiện các phong tục ngày Tết Đoan Ngọ trong dân gian là dấu ấn trong công tác nghiên cứu và phát huy giá trị vật thể và phi vật thể của khu di sản Hoàng thành Thăng Long trước những cam kết với UNESCO.

Tái hiện nghi lễ ban quạt trong dịp Tết Đoan Ngọ là điểm nhấn của chương trình. Ảnh: H.L/ Hanoimoi.

Chương trình "Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” còn diễn ra các hoạt động như: Trưng bày về các phong tục dân gian truyền thống, thực hành phong tục dân gian “giết sâu bọ”, trình diễn ẩm thực mùa hè, giao lưu nghệ thuật thưởng trà, với sự góp mặt của các nghệ nhân.

Khu trưng bày gợi nhớ đến hình ảnh hai khu phố cổ thời xưa là phố Thuốc Bắc và phố Hàng Mụn. Vào mỗi dịp Tết Đoan Ngọ, người dân kinh thành Thăng Long xưa lại nhộn nhịp đi mua chỉ ngũ sắc, túi thơm trên phố Hàng Mụn về đeo cho trẻ em; mua lá thảo mộc về làm trà đun nước uống, mua thảo dược về phòng bệnh mùa hè.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.

Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.

Chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc do UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 20/4 tại Phố sách Hà Nội (phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm).

Festival Phở năm nay quy tụ hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu ẩm thực phở khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.