Hà Nội hỗ trợ hiệu quả phát triển làng nghề

Các làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội đều có lịch sử lâu đời, là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, mang tính cộng đồng cao. Việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống là hướng đi quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Liên tiếp trong những ngày cuối tháng 12/2023, nhiều triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ làng nghề đã được Sở Công thương Hà Nội tổ chức tại nhiều địa phương có nghề truyền thống như Mây tre Phú Vinh, huyện Chương Mỹ, Bát Tràng huyện Gia Lâm hay Trạch Xá, huyện Ứng hòa. Các triển lãm đều thu hút rất đông khách tham quan, tìm hiểu nghề truyền thống. Đây cũng là những hoạt động được các nghệ nhân, các làng nghề đánh giá cao trong kiến tạo môi trường triển khai các hoạt động hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn, chủ thể sản xuất kinh doanh làng nghề hình thành và phát triển hoạt động thiết kế sáng tạo, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, góp phần tái cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn trên địa bàn Hà Nội.

Nhiều triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ làng nghề.

Hà Nội hiện có hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, 318 làng nghề và làng nghề truyền thống đã được công nhận. Tổng doanh thu hàng năm từ các làng nghề trên địa bàn Hà Nội ước đạt bình quân trên 20.000 tỷ đồng. Kinh tế làng nghề có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu qua các năm. Trong đó, có khoảng 100 làng nghề đạt doanh thu từ 10-20 tỷ đồng/năm.

Hà Nội hiện có nhiều làng nghề truyền thống.

Để bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, những năm qua, thành phố Hà Nội luôn quan tâm, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở, hộ kinh doanh ngành nghề nông thôn. Trong đó, phê duyệt nhiều đề án, dự án, giao các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện, thúc đẩy việc đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn, xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Giai đoạn 2022 - 2025, Hà Nội tập trung phát triển các sản phẩm OCOP tại các làng nghề truyền thống. Trong đó, bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, cơ cấu lại ngành nông nghiệp và chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và bảo vệ môi trường sinh thái.

Hà Nội tập trung phát triển các sản phẩm OCOP tại các làng nghề truyền thống.

Để thực hiện mục tiêu trên, Hà Nội đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cụ thể như: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm làng nghề, hỗ trợ xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, xây dựng website làng nghề. Đồng thời, gắn công tác bảo tồn và phát triển làng nghề với chương trình phát triển du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều huyện ngoại thành của Hà Nội đang hoàn tất việc lấy ý kiến đại diện hộ gia đình về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Tại huyện Gia Lâm – địa phương có địa bàn rộng, dân cư đông cho thấy tỷ lệ người dân đồng thuận với phương án hợp nhất cao.

Thực hiện chủ trương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã sắp xếp 13 đơn vị hành chính để lập 5 đơn vị hành chính cơ sở. Đến nay, Quận đã cơ bản hoàn thành việc lấy ý kiến của người dân về số lượng hay tên gọi mới của các phường.

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 21/4 với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

17 xã và 1 thị trấn trên địa bàn huyện Phúc Thọ trong hai ngày 19 và 20/4 đã đồng loạt lấy ý kiến nhân dân về chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.

Hệ thống 600 cụm camera giám sát, xử phạt vi phạm giao thông tại Hà Nội đã góp phần tích cực trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt phương án thi tuyển kiến trúc cầu Ngọc Hồi nối huyện Thanh trì và tỉnh Hưng Yên.