Hà Nội đang triển khai 58 dự án nhà ở xã hội
Trong phiên thảo luận sáng 24/5 tại hội trường, nhiều đại biểu Quốc hội nêu nhu cầu thực tế rất lớn về nhà ở xã hội. Ngoài việc xây mới các dự án, một số đại biểu cho rằng phải quan tâm hơn đến phân khúc nhà ở cho thuê.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn ĐBQH Hải Dương) phát biểu: "Trong khi phát triển nhà ở xã hội, chúng ta quan tâm nhiều hơn nữa phân khúc nhà ở cho thuê. Đa phần những người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp ở các đô thị lớn, người lao động muốn sở hữu nhà, trả tiền thuê hàng tháng để có thể tiếp cận nhà ở xã hội, đáp ứng tiêu chí về diện tích và phòng cháy chữa cháy".

Nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội, thời gian tới sẽ tập trung tháo gỡ các nút thắt liên quan đến tín dụng và pháp lý để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cấp bách hiện nay. Theo Sở xây dựng Hà Nội, thành phố hiện đang triển khai 58 dự án phát triển nhà ở xã hội với 60.000 căn hộ.
Thành phố cũng lập chủ trương đầu tư 5 khu nhà ở xã hội tập trung, quy mô khoảng 270ha. Khi các dự án này triển khai, sẽ có thêm nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu của công nhân lao động.
Ông Võ Nguyên Phong, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, cho biết: "Sau khi phê duyệt sẽ triển khai đưa nhà ở xã hội vào phục vụ công nhân lao động. Thành phố cũng tạo điều kiện để người lao động mua nhà ở xã hội, trả tiền linh hoạt, ưu đãi. Còn vấn đề vay vốn thì sẽ thực hiện theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội''.

Hà Nội chủ trương đầu tư 5 khu nhà ở xã hội tập trung, quy mô khoảng 270ha.
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng vấn đề nhà ở với công nhân lao động rất quan trọng, có an cư mới lạc nghiệp. Ông đề xuất nên có sự linh hoạt trong thủ tục mua nhà, thuê nhà để tránh gây khó khăn cho người có nhu cầu thực.
"Để xác nhận được người này chưa từng mua nhà, chưa sở hữu nhà trên toàn Việt Nam, khi mà chưa có số hóa thì mất bao công sức, tiền bạc, thời gian. Phải kiểm tra sau. Phải tin công nhân, người lao động. Hà Nội cần cơ chế đặc thù thì nên nghiên cứu đề xuất. Còn với những trường hợp vi phạm, xử lý nghiêm để không ảnh hưởng đến quyền lợi của hàng triệu người khác...", ông Thanh nói.
Báo cáo của LĐLĐ thành phố Hà Nội cho biết thành phố hiện có trên 270.000 doanh nghiệp, với khoảng 2,7 triệu lao động. Quý 1/2024, thu nhập bình quân của người lao động là 7 triệu đồng/tháng, chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu trong khi chi phí thuê nhà trọ chiếm phần đáng kể.


Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có văn bản gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng, dầu, thương nhân phân phối xăng, dầu, các tổng đại lý về việc ứng dụng số hoá và sử dụng hoá đơn điện tử.
Chính phủ Hàn Quốc vừa đề xuất ngân sách bổ sung 12.200 tỷ won (gần 8,6 tỷ USD) nhằm bình ổn giá cả và hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt.
Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sáng 19/4 đã tổ chức Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam”.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã công bố biểu phí đối với các tàu do Trung Quốc đóng cập cảng Mỹ từ ngày 17/4.
Mùa hè là thời điểm giải nhiệt tăng mạnh, khiến thị trường đồ uống bắt đầu sôi động hơn.
0