Hà Nội áp dụng Bảo hiểm y tế cho bệnh nhân HIV/AIDS
Với bệnh nhân HIV/AIDS, điều trị ARV (thuốc kháng vi rút HIV) cần liên tục và suốt đời. Hết năm 2018, nguồn viện trợ thuốc ARV điều trị miễn phí của các tổ chức quốc tế cho bệnh HIV tại Việt Nam đã kết thúc. Điều này tưởng chừng như ảnh hưởng đến việc điều trị của người bệnh cũng như mục tiêu khống chế thành công dịch bệnh HIV/AIDS tại nước ta. Tuy nhiên, từ năm 2019, Quỹ bảo hiểm y tế đã trở thành “phao cứu sinh” cho những người nhiễm HIV.
Cụ thể, thuốc ARV đã được mua sắm đấu thầu tập trung cấp quốc gia. Hà Nội đã hỗ trợ chi phí cùng chi trả đối với thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế. Nhờ đó, người bệnh vẫn được điều trị kịp thời, không bị gián đoạn.
Từ năm 2023, 8356 bệnh nhân HIV tại 19/19 cơ sở điều trị HIV/AIDS do Sở Y tế Hà Nội quản lý thực hiện cấp thuốc uống ARV qua quỹ Bảo hiểm Y tế. Ngoài ra, khi bệnh nhân HIV mắc các bệnh lý khác vẫn được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh từ thanh toán Bảo hiểm Y tế.
Do đó, tất cả các cơ sở điều trị của thành phố đã và đang tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người bệnh HIV/AIDS được khám, chữa bệnh ân cần, niềm nở, đảm bảo bí mật thông tin cá nhân cho người bệnh. Tuy nhiên, số người nghiện cùng với các tệ nạn xã hội vẫn chưa giảm cũng là nguy cơ phát sinh bệnh nhân HIV trong cộng đồng nếu không được tư vấn, xét nghiệm và quản lý, điều trị kịp thời.
Viện Sức khỏe tâm thần cho biết, theo nghiên cứu có tới gần 1% dân số mắc rối loạn tâm thần do nghiện cờ bạc, trong đó tỷ lệ nam nhiều gấp 3 lần so với nữ giới.
Nghiện cờ bạc hay trò chơi may rủi, là một rối loạn tâm thần có thể so sánh với nghiện rượu và ma túy. Nhiều người vì cờ bạc mà gia đình tan vỡ, kinh tế suy sụp nhưng họ vẫn lao vào trò đỏ đen. Đáng chú ý có tới 15 - 20% người nghiện cờ bạc từng có hành vi tự sát.
Đồng hành với bác sĩ trong điều trị mỗi ca bệnh luôn có sự đóng góp của điều dưỡng viên. Đặc biệt, đối với bệnh nhân ung thư phải điều trị dài ngày, thậm chí nhiều năm thì những người điều dưỡng còn trở thành người thân của họ.
Một ô tô chở khoảng 24 người từ TP.HCM đi Bảo Lộc hành hương đã tông vào xe tải khi di chuyển qua Đồng Nai, khiến ít nhất bốn người bị thương nặng đang được chuyển về Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu.
Có những người thầy thuốc không chờ bệnh nhân đến với mình mà họ lên đường đi tìm sự sống cho người khác. Đó là những người làm công tác cấp cứu ngoại viện - những người trực chiến 24/7.
Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa nắn chỉnh thành công cho trẻ 14 tuổi bị gù vẹo cột sống nặng nhờ hệ thống O-arm kết hợp định vị Navigation và giám sát thần kinh trong khi mổ.
0