Giáo dục quyền con người trong tình hình mới

Sáng 11/12, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về giáo dục quyền con người.

Dự và chủ trì Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh: “Một trong những điểm cốt lõi của kỷ nguyên mới, như trao đổi của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm, chính là hướng tới mục tiêu “mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển, làm giàu; đóng góp ngày càng nhiều cho hoà bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới, cho hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu”.

Trong kỷ nguyên mới, quyền con người, quyền công dân được Đảng, Nhà nước ta tiếp tục quan tâm và ngày càng được bảo đảm tốt hơn, như khát khao tột bậc khi sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta hằng mong ước. Chúng ta cũng có thể khẳng định rằng, trong thời gian vừa qua, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người nói chung, giáo dục quyền con người nói riêng là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc, đặc biệt trong thời kỳ Đổi mới”.

Hội nghị nghe báo cáo Tổng kết 7 năm triển khai thực hiện Đề án do đại diện lãnh đạo Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trình bày; ý kiến phát biểu của đại diện 04 bộ/ngành tham gia ban điều hành Đề án (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) và đại diện một số tỉnh, thành phố trong cả nước trình bày và ý kiến phát biểu chỉ đạo của đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ.

Kết quả của Hội nghị là căn cứ quan trọng để có cơ sở trình Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị về giáo dục quyền con người trong tình hình mới vào năm 2025 và xây dựng Đề án cho giai đoạn tiếp theo khi Đề án kết thúc vào năm 2025.

Hội nghị diễn ra đúng vào thời điểm Việt Nam cùng các nước trên thế giới kỷ niệm 76 năm ngày Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bản Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (10/12/1948-10/12/2024) và hưởng ứng giai đoạn thứ 5 của chương trình giáo dục quyền con người do Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua vào ngày 19/8/2024.

Hội nghị nhằm tổng kết, đánh giá kết quả và hạn chế trong việc thực hiện Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 5 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 34/CT-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung về quyền con người vào chương trình giáo dục trong thệ thống giáo dục quốc dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỗi ngày, Việt Nam ghi nhận trung bình 80 vụ tấn công mã độc tống tiền (ransomware), theo thống kê của Kaspersky.

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp cùng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chi trả sớm lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 5, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vui đón dịp lễ 30/4 - 1/5.

Cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng thừa nhận đã nhận 1,5 tỷ đồng của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Chiến dịch cộng đồng “Một triệu cuốn sách làm giàu cho nông dân Việt Nam” đã diễn ra tại phố sách Hà Nội nhân dịp Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trong ngày 21/4.

Nhiều huyện ngoại thành của Hà Nội đang hoàn tất việc lấy ý kiến đại diện hộ gia đình về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Tại huyện Gia Lâm – địa phương có địa bàn rộng, dân cư đông cho thấy tỷ lệ người dân đồng thuận với phương án hợp nhất cao.

Thực hiện chủ trương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã sắp xếp 13 đơn vị hành chính để lập 5 đơn vị hành chính cơ sở. Đến nay, Quận đã cơ bản hoàn thành việc lấy ý kiến của người dân về số lượng hay tên gọi mới của các phường.