Giáo dục giới tính, nâng cao kỹ năng sống cho học sinh

Ở lứa tuổi trung học phổ thông, nhiều em học sinh đã có những rung động, tình yêu đầu đời. Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng dễ bị tổn thương nếu không được trang bị đầy đủ các kiến thức về lối sống, tâm lý, giới tính. Giáo dục giới tính cho học sinh hiện được nhiều trường học, các thầy cô giáo chú trọng để nâng cao kỹ năng sống cho các em.

Trong một buổi truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên cho các em học sinh Trường THCS Đống Đa (quận Đống Đa, Hà Nội), đề bài mà thầy giáo đưa ra là sắp xếp quy trình từ tình yêu đến khi lập gia đình. Đáp án được các em học sinh lớp 8 và lớp 9 Trường THCS Đống Đa đưa ra là “thích - tìm hiểu - yêu - lấy - ấy”. Nhưng khi thầy giáo cho 10 giây để các em tìm lại đáp án đúng thực tế hiện nay thì kết quả "ấy" lại được xếp lên đầu tiên.

Đã nhiều năm làm công tác truyền thông dân số cho học sinh, thầy giáo Dương Mạnh Cường - Học viện Phụ nữ Việt Nam, không nhớ chính xác mình đã đi đến bao nhiêu trường, gặp gỡ bao nhiêu học sinh và chỉ biết rằng tất cả các em đều rất hào hứng khi được khám phá bản thân mình, giải đáp những thắc mắc mà bấy lâu ai cũng tò mò.

Thầy Dương Mạnh Cường chia sẻ: “Các bạn học sinh bây giờ cực kỳ hiện đại, năng động và tự tin, đặc biệt là trong vấn đề tình yêu, tình dục. Các bạn rất thoải mái khi bàn về vấn đề này, tuy nhiên, kiến thức, kỹ năng của các bạn chưa đến. Lúc này, nếu người lớn chúng ta cũng ngại, không muốn chia sẻ, không muốn vẽ đường cho hươu chạy thì các bạn sẽ rất dễ bị lạc lối”.

Cô giáo Lê Thu Thuỷ - Trường THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), mặc dù là giáo viên dạy Văn, nhưng với vai trò là giáo viên chủ nhiệm, cô Thuỷ thường xuyên dành thời gian để trao đổi cởi mở với học trò của mình. Hết lòng vì học sinh, cô được các em tin tưởng, tâm sự những thắc mắc khó nói, từ đó có thể uốn nắn, định hướng để các em có những suy nghĩ, hành động tốt hơn cho bản thân.

Cô giáo Lê Thu Thuỷ cho hay: "Khi chúng ta giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên cho các con một cách đầy đủ thì các con sẽ có sự phát triển lành mạnh cả về thể chất và tinh thần. Điều đó sẽ giúp cho các con sống vui, sống khỏe, đặc biệt hơn là các con được sống sự an toàn khi bản thân có kiến thức, hiểu biết để tự bảo vệ mình”.

Không chỉ dạy chữ, các thầy cô giáo với tất cả sự tận tụy và tâm huyết còn là người bạn, người đồng hành với các em học sinh. "Trồng người” - công việc ấy chưa bao giờ là dễ dàng, đòi hỏi mỗi người thầy phải không ngừng đổi mới, sáng tạo, vượt qua khó khăn để gắn bó với nghề, tất cả vì học sinh thân yêu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vòng chung kết cuộc thi UEB Business Challenges mùa 7 đã diễn ra tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc trong chiều 20/4, với sự tham gia của 12 đội thi xuất sắc nhất.

Hơn 2.000 học sinh đến từ các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện Đan Phượng đã tham gia chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.

Chủ đề: Phân tích dạng bài Đọc hiểu số 1 và luyện tập. Giáo viên Lê Phương Lan -Trường THPT chuyên Sơn Tây - Hà Nội.

Mùa tuyển sinh năm nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chính thức bỏ xét tuyển tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa) ở phương thức xét học bạ và xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

Chủ đề: Phương pháp tọa độ trong không gian. Giáo viên Phạm Anh Toàn - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai.

Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 công lập theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đề thi các môn Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh đều có điểm mới so với những năm trước.