Giảm thuế VAT tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Do tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn, thách thức, tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá 15, Quốc hội đồng ý giảm 2% thuế VAT từ 1/1/2024 đến hết ngày 30/6/2024 giúp doanh nghiệp tăng khả năng phục hồi, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.
Tình hình kinh tế vĩ mô năm 2023 với tốc độ tăng trưởng dự báo chỉ ở mức hơn 5%, đây là mức tương đối thấp trong nhiều năm. Tình trạng này dự báo sẽ tiếp tục diễn ra trong giai đoạn đầu năm 2024, khi kinh tế thế giới chưa kịp phục hồi. Vì vậy, việc giảm 2% VAT sang nửa đầu 2024 là cần thiết, góp phần giúp doanh nghiệp lấy lại đà tăng trưởng, tạo việc làm cho người lao động.
Ông Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty luật SBLAW khẳng định: "Giảm 2% trên tổng giá trị hàng hóa dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh hơn trong giá thành sản phẩm vì giá thành sản phẩm gồm cả VAT, doanh nghiệp thu hộ Nhà nước. Giảm từ 10 xuống 8% giúp giảm bớt khó khăn, giúp doanh nghiệp có thể bán được nhiều hàng hóa, cung cấp được nhiều hàng hóa dịch vụ cho xã hội và người tiêu dùng. Việc giảm thuế giúp giảm giá thành sản phẩm, kích thích tiêu dùng".

Trong quá trình triển khai, dù Chính phủ đã ban hành các nghị định hướng dẫn việc thực hiện giảm thuế VAT theo từng nhóm ngành, nhưng trên thực tế, việc phân loại hàng hóa, dịch vụ vào các mức thuế suất khác nhau vẫn còn nhiều lúng túng. Nhiều trường hợp doanh nghiệp tra cứu phụ lục của Nghị định này nhưng không dám khẳng định hàng hóa, dịch vụ của mình thuộc diện thuế suất 10% hay 8%. Không ít doanh nghiệp phải thuê thêm người làm kế toán để điều chỉnh hóa đơn và sổ sách cho đúng với mức thuế mới.
Bà Nguyễn Thị Minh Thảo - Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, CIEM chia sẻ: "Chúng ta cũng có kinh nghiệm bài học từ hai đợt giảm thuế VAT năm 2022 và 2023, tôi cho rằng Tổng cục thuế sẽ có hành động hướng dẫn các doanh nghiệp cụ thể hơn để xác định hàng hóa và dịch vụ mà được chọn là nhóm được giảm VAT 2%. Tôi nghĩ, đến thời điểm này, doanh nghiệp có kinh nghiệm, hoạt động thanh tra kiểm tra cần mang tính hướng dẫn nhiều hơn là gây khó".
Bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hiệp hội tư vấn Thuế Việt Nam cho biết: "Trong lúc viết hóa đơn chứng từ mà doanh nghiệp còn nhầm lẫn giữa mặt hàng dược giảm và không được giảm thì Tổng cục thuế sẽ hướng dẫn để kê khai điều chỉnh bổ sung. Ví dụ, mặt hàng này đã viết 10% nhưng được giảm thì sẽ xuất một hóa đơn khác để điều chỉnh lại để được giảm. Khi doanh nghiệp quen thì sẽ tuân thủ dễ dàng hơn. Tôi tin năm 2024 các doanh nghiệp đã quen rồi thì việc tuân thủ pháp luật sẽ tốt hơn".
Các chuyên gia cho rằng, trong các chương trình hỗ trợ của Chính phủ, những chính sách hỗ trợ về thuế được đánh giá cao nhất vì doanh nghiệp tiếp cận được ngay. Đặc biệt, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% là chính sách phát huy hiệu quả cao nhất, đi vào thực tế ngay khi doanh nghiệp hưởng lợi trực tiếp mà không cần quy trình, thủ tục phức tạp hoặc đợi phê duyệt hồ sơ./.


Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có văn bản gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng, dầu, thương nhân phân phối xăng, dầu, các tổng đại lý về việc ứng dụng số hoá và sử dụng hoá đơn điện tử.
Chính phủ Hàn Quốc vừa đề xuất ngân sách bổ sung 12.200 tỷ won (gần 8,6 tỷ USD) nhằm bình ổn giá cả và hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt.
Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sáng 19/4 đã tổ chức Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam”.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã công bố biểu phí đối với các tàu do Trung Quốc đóng cập cảng Mỹ từ ngày 17/4.
Mùa hè là thời điểm giải nhiệt tăng mạnh, khiến thị trường đồ uống bắt đầu sôi động hơn.
0