Giảm rác thải nhựa trong ngành du lịch

Ngành du lịch Việt Nam đang đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, 100% các khu du lịch, lưu trú không dùng sản phẩm nhựa dùng một lần.

Tại nhà khách Sơn La, quận Thanh Xuân, Hà Nội, nếu trước đây nước uống đựng trong chai nhựa thì nay đã đổi hoàn toàn bằng chai thủy tinh. Với số lượng hơn 100 phòng nghỉ, nhà khách giảm được hàng trăm chai nhựa thải ra mỗi ngày.

Chị Bùi Thị Tuyết, nhà khách Sơn La, cho biết: "Trước đây, mỗi phòng bỏ tầm 2-3 chai nước nhựa. Sau khi sử dụng bỏ thải ra ngoài rất là rất lớn. Sử dụng bình thủy tinh giảm chi phí, giảm độc hại ra môi trường, khách cũng cảm thấy rất hài lòng khi sử dụng như vậy".

Phong trào giảm rác thải nhựa đã từng bước được triển khai tại nhà khách Sơn La, dù cần tăng chi phí đầu tư ban đầu. Nhà khách cũng sử dụng chai nước thủy tinh mỗi khi tổ chức các cuộc họp, hội thảo, hội nghị cho khách.

Phong trào giảm rác thải nhựa đã từng bước được triển khai tại nhà khách Sơn La.

Bà Nguyễn Thị Hưởng, nguyên Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên, chia sẻ: "Nay đến dự, tôi cảm thấy ngạc nhiên vì sự thay đổi của nhà khách. Thay chai nhựa uống nước bằng chai thủy tinh là hành động rất tốt để bảo vệ môi trường. Tôi sẽ về tuyên truyền cho gia đình, con cháu để giảm thải rác thải nhựa, vừa tốt cho sức khoẻ vừa tốt cho môi trường".

"Chuyển đổi xanh" là xu hướng và cũng là yêu cầu tất yếu để phát triển du lịch bền vững. Đặc biệt, sự chuyển đổi từ ngành du lịch dễ tác động, lôi cuốn mọi người cùng làm.

"Chuyển đổi xanh" là xu hướng và cũng là yêu cầu tất yếu để phát triển du lịch bền vững.

Ông Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương, cho biết: "Trong du lịch, có thể quá trình này vừa thách thức nhưng vừa thuận hơn, bởi đây là tương tác trực tiếp con người với con người, nên từng hành vi nhỏ, thay đổi nhỏ có thể không tốn kém quá nhưng thay đổi hoàn toàn cách thức kinh doanh, cảm nhận của khách".

Ông Vũ Quốc Trí, Tổng Thư ký Hiệp hội Du lịch Việt Nam, nhận định: "Nhiều người dân đang dần có nhận thức ngày càng cao về nhu cầu chuyển đổi xanh. Tuy nhiên, để đồng lòng và chuyển đổi toàn diện còn nhiều việc phải làm, không phải chỉ đơn giản nhận thức mà cần hành độngvà phải có nguồn lực, theo chúng tôi còn có công nghệ nữa".

Hiệp hội du lịch Việt Nam vừa xây dựng bộ tiêu chí công nhận doanh nghiệp du lịch không rác thải nhựa, phấn đấu đến năm 2025, 100% khu du lịch, cơ sở lưu trú, khách sạn không sử dụng túi nilon khó phân hủy và sản phẩm nhựa sử dụng một lần.

Mặc dù hiện nay các sản phẩm thân thiện với môi trường vẫn có giá thành cao hơn sản phẩm nhựa, nhưng với sự quyết tâm của các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, những sản phẩm thay thế đồ nhựa vẫn đang ngày càng được phổ biến rộng rãi hơn./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo đoạn clip từ camera nhà dân trên đường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi lại, trong lúc chơi bóng trên vỉa hè, một cháu bé đã vô tình để quả bóng lăn ra lòng đường gây tai nạn nghiêm trọng cho người đi đường.

Tại những thành phố lớn như Hà Nội, lượng phương tiện đông, nên việc các xe tùy tiện "điền vào chỗ trống", đi sai làn đường là điều không hiếm gặp trên đường.

Hàng trăm người dân Đồng Nai đã có mặt tại ga Biên Hòa vào rạng sáng 20/4 để đón chào đoàn tàu đặc biệt chở các chiến sĩ trong đội hình Nghi lễ của Quân đội hành quân từ Bắc vào Nam.

Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành Đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu vượt qua nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6. Với quy mô 4 làn xe, dài gần 900m, cầu vượt thép được xây dựng theo hướng đường Lê Trọng Tấn - đường Văn Khê. Tổng mức đầu tư dự kiến là gần 880 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2026-2028.

Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.