Giảm khí thải bằng chuyển đổi sang giao thông xanh
Hà Nội đưa ra mục tiêu phấn đấu tới năm 2030, ít nhất 75 - 80% số ngày trong năm có chỉ số chất lượng không khí ở mức tốt và trung bình, giảm khoảng 6.200 tấn bụi PM2.5. Để làm được điều này, một trong những giải pháp được đưa ra là tăng số lượng phương tiện giao thông xanh trên địa bàn thành phố
Hiện nay, theo thống kê, lượng phương tiện cơ giới quá lớn với gần 7 triệu mô tô xe máy, 1,1 triệu ô tô và khoảng 1,2 triệu phương tiện từ các địa phương khác hằng ngày đổ về Hà Nội. Những hương tiện cơ giới sử dụng nhiên liệu hoá thạch này đang là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm không khí của thành phố.

TS Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch mạng lưới không khí sạch Việt Nam, cho biết: “Các nghiên cứu đã chỉ ra một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm đó là từ phương tiện giao thông cá nhân chạy bằng nhiên liệu hóa thạch. Tại Hà Nội, nếu như không chuyển đổi sang phương tiện giao thông xanh thì tôi nghĩ rất khó có thể đạt được mục tiêu của cả quốc gia đến năm 2050 đạt Net Zero. Đấy là một quyết tâm rất lớn và như vậy thì các thành phố cũng như các ngành, các cấp phải có trách nhiệm tham gia”.

Xu thế chung của các nước phát triển trên thế giới là giảm phương tiện cá nhân, tăng phương tiện công cộng; giảm phương tiện sử dụng nguyên liệu hóa thạch thay bằng phương tiện xanh thân thiện với môi trường.
Tại buổi toạ đàm với chủ đề “Giảm khí thải bằng chuyển đổi phương tiện xanh: Câu chuyện không phải dễ hay khó” do báo Kinh tế đô thị và Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) phối hợp tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học đều cho rằng quan trọng là ý thức chung tay của cộng đồng, từng gia đình, cá nhân trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường sống.

PGS.TS Bùi Thị An - Viện trưởng Viện Tài nguyên, môi trường và phát triển cộng đồng, cho hay: “Phương tiện giao thông là phương tiện mưu sinh của mọi người, vì vậy phải có phương hướng thay thế. Tôi cho rằng nên thay bằng các phương tiện công cộng xanh để chuyển đổi dần, giúp người dân nhận thức rằng giao thông xanh sẽ giải quyết vấn đề lớn, ngoài chuyện về tiền, tránh ùn tắc, thời gian… còn cả về chuyện ô nhiễm môi trường. Bởi vì ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân, mà sức khỏe không thể mua được”.
Cùng với việc khuyến khích người dân chuyển đổi xe xăng sang xe điện và hạn chế xe cá nhân, Hà Nội đang nỗ lực gia tăng phương tiện công cộng chạy bằng điện thân thiện với môi trường như xe buýt, tàu điện trên cao.


Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường.
Theo đoạn clip từ camera nhà dân trên đường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi lại, trong lúc chơi bóng trên vỉa hè, một cháu bé đã vô tình để quả bóng lăn ra lòng đường gây tai nạn nghiêm trọng cho người đi đường.
Tại những thành phố lớn như Hà Nội, lượng phương tiện đông, nên việc các xe tùy tiện "điền vào chỗ trống", đi sai làn đường là điều không hiếm gặp trên đường.
Hàng trăm người dân Đồng Nai đã có mặt tại ga Biên Hòa vào rạng sáng 20/4 để đón chào đoàn tàu đặc biệt chở các chiến sĩ trong đội hình Nghi lễ của Quân đội hành quân từ Bắc vào Nam.
Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành Đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu vượt qua nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6. Với quy mô 4 làn xe, dài gần 900m, cầu vượt thép được xây dựng theo hướng đường Lê Trọng Tấn - đường Văn Khê. Tổng mức đầu tư dự kiến là gần 880 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2026-2028.
0