Giải bài toán công trình trọng điểm thiếu cát

Thiếu cát san lấp là tình trạng chung diễn ra ở nhiều dự án lớn khắp cả nước, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và TP. HCM. Để bảo đảm tiến độ dự án, nhiều chủ đầu tư đề xuất sử dụng cát biển thay thế. Liệu đây có phải là giải pháp khả thi, bảo vệ môi trường? Có những giải pháp nào hữu hiệu hơn mà không cần phải đánh đổi môi trường?

Những ngày cuối tháng 3, hoạt động thi công tại các công trường thuộc dự án đường Vành đai 3 TP. HCM diễn ra nhộn nhịp. Tuy vậy, các nhà thầu mới chỉ triển khai thi công được các hạng mục kết cấu cầu như cọc khoan nhồi, bệ thân trụ. Riêng phần đường, việc thiếu cát đắp nền khiến một số đoạn chưa thể thực hiện. Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP. HCM cho biết, riêng dự án đường Vành đai 3 ngoài các vật liệu như là đá, cát xây dựng, đất thì hiện nay cơ bản giải quyết được theo nhu cầu của dự án. Tuy nhiên, về phần cát thì đang có nguy cơ thiếu hụt, chưa xác định được đầy đủ nguồn cung cấp.

Một số đoạn của dự án đường Vành đai 3 chưa thể thực hiện.

Riêng phần khối lượng cát đắp nền đường thì tổng dự án cần là 9,3 triệu m3. Trong đó, riêng năm 2024 là năm cao điểm với 7 triệu khối và riêng TP. HCM cần 4,7 triệu khối. Để giải quyết bài toán vật liệu cát san lấp thì TP. HCM đã thành lập một tổ công tác đặc biệt về vật liệu liên kết với các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Ông Lương Minh Phúc – Trưởng ban Ban quản lý các công trình giao thông TP. HCM

Để giải quyết bài toàn thiếu cát san lấp, nhiều nhà thầu đã đề xuất sử dụng cát biển thay thế. Phương án này được xem khả thi với trữ lượng khá dồi dào, nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế, còn về lâu dài sẽ có những vấn đề liên quan đến các yếu tố môi trường tự nhiên.

Để giải quyết bài toàn thiếu cát san lấp, nhiều nhà thầu đã đề xuất sử dụng cát biển thay thế.

Trở lại với giải pháp tìm vật liệu thay thế cho tìm trạng khan hiếm cát 10 năm trở lại đây, các nhà khoa học trong nước đã có những công trình nghiên cứu về cát nhân tạo và được áp dụng tại một số dự án lớn như thủy điện Sơn La. Tuy nhiên, nó chưa được đưa vào trong các công trình giao thông, bởi lí do giá thành.

Một giải pháp khác cũng được đưa ra đó là xây dựng cầu cạn, nhưng vấn đề về giá thành một lần nữa lại là rào cản khiến cho chủ đầu tư không mấy mặn mà. Phát triển kinh tế nhưng không đánh đổi môi trường luôn là bài toán khó cho những quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường.

Theo đoạn clip từ camera nhà dân trên đường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi lại, trong lúc chơi bóng trên vỉa hè, một cháu bé đã vô tình để quả bóng lăn ra lòng đường gây tai nạn nghiêm trọng cho người đi đường.

Tại những thành phố lớn như Hà Nội, lượng phương tiện đông, nên việc các xe tùy tiện "điền vào chỗ trống", đi sai làn đường là điều không hiếm gặp trên đường.

Hàng trăm người dân Đồng Nai đã có mặt tại ga Biên Hòa vào rạng sáng 20/4 để đón chào đoàn tàu đặc biệt chở các chiến sĩ trong đội hình Nghi lễ của Quân đội hành quân từ Bắc vào Nam.

Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành Đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu vượt qua nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6. Với quy mô 4 làn xe, dài gần 900m, cầu vượt thép được xây dựng theo hướng đường Lê Trọng Tấn - đường Văn Khê. Tổng mức đầu tư dự kiến là gần 880 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2026-2028.