Giá nhà tái định cư cũ cũng bị đẩy tăng phi lý
Chung cư A6 Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy, Hà Nội) được khai thác từ năm 2010, phục vụ nhu cầu tái định cư cho người dân một số dự án giao thông và giãn dân. Dù thiết kế không còn được nguyên vẹn bởi các "chuồng cọp" được cơi nới gây ảnh hưởng tới kết cấu, hay sự nứt, vỡ, ẩm mốc tường nhà có thể nhìn thấy dễ dàng, nhưng giá một căn hộ hơn 40 m² lại vừa được rao bán lên tới 2,8 tỷ đồng (khoảng 70 triệu đồng/m²).
Giải thích cho mức giá phi lý này, nhiều lý do được đưa ra để mồi chài người mua như: vị trí trung tâm với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, sản phẩm diện tích nhỏ nên “vừa túi tiền của đại đa số người mua”. Tuy nhiên, nếu xét kỹ trên mặt bằng kinh tế chung thì giá bán căn hộ tái định cư 60 - 70 triệu đồng/m², có tuổi đời đã cả chục năm, là kết quả sự lừa bịp mà môi giới vẽ ra.


Tuyến đường Vành đai 4 (vùng Thủ đô) trải dài hơn 112km, với quỹ đất khổng lồ hai bên tuyến đường, nếu được quy hoạch và khai thác tốt sẽ là động lực mới để phát triển vùng Thủ Đô.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã nhấn mạnh quy hoạch phải bảo đảm tính bền vững, minh bạch và đồng bộ tại buổi thảo luận tổ chiều ngày 10/5 về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Một khu đất rộng hàng ngàn m2 tại ngõ 37 phố Đại Đồng, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai từ khi thuộc huyện Thanh Trì đã được quy hoạch làm đất giãn dân. Tuy nhiên, vì nhiều lý do vẫn chưa cấp được cho dân và bị biến thành bãi trông xe.
Người dân không bắt buộc phải chỉnh lý các giấy chứng nhận đã cấp như sổ đỏ khi sáp nhập tỉnh thành, trừ trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu hoặc thực hiện đồng thời với thủ tục hành chính về đất đai.
Luật Nhà ở 2023 quy định, nhà ở xã hội cho thuê, mua là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở.
Với đề xuất áp dụng mức thuế 20% đối với lãi chuyển nhượng bất động sản, Bộ Tài chính kỳ vọng sẽ đảm bảo công bằng, hạn chế đầu cơ, tránh tình trạng các đô thị bỏ hoang, lãng phí nguồn lực đất đai.
0