Gần 9.000 lượt khách thăm Hải Vân Quan

Sau khi hoàn thành việc trùng tu, di tích Hải Vân Quan mở cửa đón khách từ 1/8 và thu hút hàng nghìn lượt khách đến thăm mỗi ngày. Trong ba ngày đầu mở cửa, Hải Vân Quan đón 8.700 lượt khách.

Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết sau khi hoàn thành việc trùng tu và mở cửa đón khách, di tích Hải Vân Quan đón rất đông du khách đến tham quan.

Ngày 1/8, di tích Hải Vân Quan đón trên 1.400 lượt khách; ngày 2/8 đón khoảng 2.700 lượt và ngày 3/8 đón khoảng 4.600 lượt.

Di tích Hải Vân Quan mở cửa đón khách từ 1/8.

Di tích Hải Vân Quan nằm trên núi Hải Vân, được xây dựng thời vua Minh Mạng thứ 7 (1826) có độ cao 496 mét so với mặt nước biển. Đây không chỉ là danh thắng nổi tiếng trong lịch sử, được mệnh danh "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" mà còn là nơi chứng kiến những chiến tích oai hùng trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Cụm công trình Hải Vân Quan nằm ngay trên đỉnh đèo Hải Vân, là điểm tiếp nối giữa 2 thành phố lớn nhất miền Trung Việt Nam, có hướng nhìn ra biển rất đẹp. Ngày 14/4/2016, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch quyết định công nhận Hải Vân Quan là di tích Quốc gia.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Những dấu tích xưa cũ được bảo tồn ở đô thị, không chỉ là một nét đẹp độc đáo của Hà Nội, mà còn thể hiện sự trân trọng đối với giá trị văn hóa của vùng đất nghìn năm văn hiến.

Làng Ước Lễ thuộc xã Tân Ước, huyện Thanh Oai cổ kính và trù phú. Dù giàu có, nhưng nhiều công trình cổ, di sản giá trị ở nơi đây vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.

Chùa Tây Phương thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất được mệnh danh là “đệ nhất cổ tự” của Hà Nội, thể hiện rõ nét nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Việt.

Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.

Hà Nội đã và đang đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, đồng thời bảo tồn, phát huy giá trị những di tích tích lịch sử và công trình kiến trúc.

Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến hiện còn lưu giữ rất nhiều di tích lịch sử cách mạng gắn liền với sự phát triển của Thủ đô và đất nước.