Đường sắt tốc độ cao là triển vọng cho Việt Nam
Nhiều nước trên thế giới xem công nghiệp đường sắt cao tốc là xương sống phát triển kinh tế. Tại Việt Nam, với tổng chiều dài hơn 3.000 km, mạng lưới đường sắt quốc gia vẫn sử dụng khổ 1m và công nghệ hạn chế. Trước đề xuất triển khai đầu tư dự án tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam, nhiều chuyên gia cho rằng, đây là cơ hội để Việt Nam xây dựng trụ cột công nghiệp mới cho quốc gia, giúp doanh nghiệp trong nước lớn mạnh, tạo hàng triệu việc làm và giảm chi phí xã hội.
Theo Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, dự án có tổng chiều dài khoảng trên 1.540 km, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa; đầu tư phương tiện, thiết bị để vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết. Dự án được Quốc hội cho phép áp dụng nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để triển khai thực hiện.
GS.TS Hoàng Văn Cường - Đại biểu Quốc hội khoá XV, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho hay: "Trong Nghị quyết, để quyết định đầu tư đường sắt, chúng ta cũng đã chỉ ra cần phải đa dạng hóa các\ nguồn lực và như vậy, luật về đường sắt cũng phải mở các khuôn khổ pháp lý phù hợp. Điển hình như các chủ đầu tư vào các dự án đường sắt sẽ không chỉ là đầu tư công của Nhà nước, mà có thể cho phép các đầu tư của doanh nghiệp tư nhân được quyền tham gia đầu tư với cơ chế đầu tư công, vận hành tư".
Mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân không chỉ giảm gánh nặng ngân sách mà khi có cơ chế rõ ràng, còn tận dụng được năng lực công nghệ, quản lý hiện đại của các tập đoàn tư nhân. Đây cũng là tinh thần Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân cho phép doanh nghiệp tư nhân tham gia vào dự án trọng điểm quốc gia.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam chia sẻ: "Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta đang chuẩn bị xây dựng một loạt các tuyến đường sắt, từ Hà Nội - Lào Cai - Hải Phòng đến đường sắt đô thị, đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao. Chúng tôi cho rằng đây là cơ hội rất lớn để ngành đường sắt chuyển mình phát triển, cũng đúng lúc Nghị quyết 68 của Đảng cho phép kinh tế tư nhân tham gia để huy động được tổng lực của doanh nghiệp tư nhân, cũng là cơ hội của doanh nghiệp tư nhân tham gia và phát triển".
Với chính sách hợp lý, hệ thống đường sắt cao tốc được đầu tư sẽ không chỉ kết nối các vùng miền, đất nước mà còn thúc đẩy phát triển đô thị, du lịch và logistics, đóng góp hàng tỷ USD vào GDP mỗi năm và các doanh nghiệp Việt khẳng định được mình trong triển khai các dự án lớn.
Hiện nay, Quốc hội đang triển khai hoàn thiện hành lang pháp lý cho đường sắt. Đây không chỉ là điều kiện tiên quyết để phát triển đường sắt tốc độ cao mà còn là bước đệm thúc đẩy giao thông bền vững. Nếu không kịp thời thay đổi, Việt Nam sẽ tiếp tục tụt hậu so với khu vực trong phát triển hạ tầng.


Công an thành phố Hà Nội bảo đảm an ninh, an toàn cho các hoạt động của Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương với phương châm "chủ động phòng ngừa, phát hiện từ sớm, xử lý từ xa, giải quyết triệt để".
Hệ thống camera lưu động tại nút giao thông trọng điểm đã cho thấy hiệu quả khi hỗ trợ CSGT xử phạt nguội.
Một người phụ nữ đã đâm sầm vào chiếc ô tô đang cua rẽ trái, do thiếu quan sát khi điều khiển xe máy.
Nhiều thay đổi liên quan đến các chế độ bảo hiểm xã hội sẽ bao gồm trong Luật Bảo hiểm xã hội 2024, có hiệu lực từ ngày 1/7.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân đã đến Hà Nội vào tối 25/5, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 25-27/5 theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Dự án tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam được cho là cơ hội để Việt Nam xây dựng trụ cột công nghiệp mới cho quốc gia.
0