Đức xem xét khôi phục nghĩa vụ quân sự bắt buộc

Đức có thể khôi phục nghĩa vụ quân sự bắt buộc sớm nhất vào năm 2026, nếu không tuyển đủ quân tình nguyện nhằm đáp ứng cam kết với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết về nội dung trên. Theo đó, chế độ nghĩa vụ quân sự tại Đức đã bị bãi bỏ từ năm 2011. Tuy nhiên, Berlin đang cân nhắc tái áp dụng mô hình “Thụy Điển”, kết hợp giữa nghĩa vụ bắt buộc có chọn lọc và phục vụ tình nguyện. Dự thảo luật mới dự kiến được trình quốc hội thông qua vào cuối năm nay.

Thủ tướng Đức Friedrich Merz tuyên bố muốn xây dựng quân đội Đức trở thành “lực lượng mạnh nhất châu Âu”, đồng thời cam kết cung cấp mọi nguồn lực tài chính cần thiết cho mục tiêu này.

Theo kế hoạch quốc phòng mới, Đức cần huy động tổng cộng 460.000 binh sĩ và quân dự bị, trong đó ít nhất 200.000 là quân nhân tại ngũ. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo Đức đang gặp khó khăn do tỷ lệ đào ngũ cao và sẽ khó đạt được mục tiêu nếu chỉ dựa vào tuyển quân tình nguyện.

Đức hiện là quốc gia chi tiêu quân sự lớn thứ tư thế giới, chỉ sau Mỹ, Trung Quốc và Nga. Trong bối cảnh NATO liên tục thúc giục các nước thành viên châu Âu tăng cường năng lực quân sự, việc khôi phục nghĩa vụ quân sự được xem là bước đi cần thiết nhằm bảo đảm khả năng phòng thủ và đáp ứng yêu cầu tái vũ trang toàn khu vực.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Donald Trump tiết lộ Mỹ tích cực theo dõi cuộc chiến của thiết bị không người lái trong xung đột Nga-Ukraine.

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cam kết tiếp tục hỗ trợ Myanmar, đồng thời kêu gọi tăng cường sự đoàn kết trong khối nhằm xử lý hiệu quả các vấn đề khu vực.

Đức có thể khôi phục nghĩa vụ quân sự bắt buộc sớm nhất vào năm 2026, nếu không tuyển đủ quân tình nguyện nhằm đáp ứng cam kết với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Moscow và Kiev đồng loạt trở thành mục tiêu trong các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái vào rạng sáng nay, 25/5.

Nga tiến hành một đợt không kích lớn bằng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) nhằm vào Thủ đô Kiev, cùng nhiều khu vực khác của Ukraine, vào rạng 25/5.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto cam kết hợp tác chặt chẽ để giải quyết các thách thức và thúc đẩy phát triển chung giữa hai nước.