Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được chuẩn bị công phu

Ngày 28/5, Quốc hội sẽ thảo luận toàn thể tại hội trường về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Đây là dự án Luật đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô, cũng như sự phát triển chung của cả nước vì vậy quá trình chuẩn bị xây dựng Luật đã được chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng.

Thủ đô là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là thành phố trực thuộc Trung ương, là đô thị loại đặc biệt, là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế của cả nước. Trụ sở cơ quan Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ đặt tại khu vực Ba Đình, Thủ đô Hà Nội.

Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định vị trí, vai trò của Thủ đô.

Với ý nghĩa quan trọng đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Quá trình chuẩn bị xây dựng luật đã chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng. Quan điểm trên hết là tạo cơ chế đặc thù để Thủ đô phát triển đột phá, vượt trội. Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc tiếp thu, chỉnh lý và sự hoàn thiện của dự thảo luật đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp này.

Bà Nguyễn Phương Thuỷ - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Quốc hội cho biết: "Trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện dự án Luật Thủ đô, chúng tôi đã tổ chức rất nhiều hội thảo để lấy ý kiến của các chuyên gia về những vấn đề khác nhau, vấn đề mới ví dụ như việc phát triển đô thị theo định hướng TOD, giao thông công cộng rồi quản lý không gian ngầm cũng như các nội dung liên quan đến cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị. Các Sở, ngành của thành phố Hà Nội cũng đã rất tích cực tham gia vào quá trình này giúp cho Thường trực Uỷ ban Pháp luật cũng như Bộ Tư pháp, các cơ quan liên quan chuẩn bị các nội dung đánh giá tác động cũng như đề xuất các chính sách, giải pháp để tháo gỡ những vấn đề còn khó khăn, bất cập trong việc xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà chỉ định, bổ nhiệm sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.

Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và linh hoạt giải quyết các thách thức kinh tế.

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính giao Bộ Quốc phòng xây dựng Đề án diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.

Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mới cũng như dự kiến tên gọi của các đơn vị hành chính mới. Hầu hết người dân rất phấn khởi, đồng thuận với phương án được đưa ra lấy ý kiến.

Không chỉ là một chương trình nghệ thuật, “Ký ức để lại” còn là lời tri ân sâu sắc đối với các thế hệ chiến sĩ Công an nhân dân đã hi sinh vì nền hòa bình của đất nước.