Đơn hàng tăng, doanh nghiệp dệt may lo thiếu lao động

Để duy trì hoạt động và đáp ứng kịp tiến độ xuất khẩu trước những tín hiệu tích cực từ các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, nhiều đơn vị trong ngành dệt may đang đẩy mạnh tuyển dụng và bổ sung nhân lực.

Với lượng đơn hàng tăng gần 50% so với quý 4/2024, Công ty TNHH dệt may Dony đang gấp rút tuyển thêm 30% lao động. Riêng lao động thời vụ, doanh nghiệp liên tục tuyển thêm ngay từ đầu năm để hỗ trợ cho các dây chuyền sản xuất chính.

Ông Phạm Quang Anh, Tổng giám đốc Công ty TNHH dệt may Dony cho biết: "Để đáp ứng được đơn hàng tăng trưởng cao như vậy và đảm bảo đúng tiến độ giao hàng cho khách, buộc doanh nghiệp phải tuyển thêm lực lượng lao động. Chúng tôi cũng cần phải đảm bảo lương bằng hoặc thậm chí cao hơn mặt bằng chung thì tuyền dụng mới dễ dàng. Doanh nghiệp chúng tôi cũng đang dùng chính sách trả lương theo sản phẩm, thu nhập dao động từ 16-20 triệu bao gồm lương thưởng, tăng ca và các phụ cấp khác".

Nhiều doanh nghiệp lớn cũng đang gặp khó khăn do thiếu hụt lao động tay nghề cao, đặc biệt là nhân lực vận hành công nghệ mới, hiện chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu. Trong khi đó, lượng đơn hàng đã ký kết kéo dài đến hết quý 3/2025, gây áp lực lên hoạt động sản xuất.

"Chúng tôi chủ yếu gia tăng công nghệ. Nếu như trước đây một dây chuyền vận hành khoảng 50 công nhân thì chỉ đạt khoảng 1.200 sản phẩm xuyên suốt tất cả các khâu đến hoàn tất, thì khi áp dụng công nghệ vào vận hành, tổng sản phẩm tăng lên khoảng 2.500 -3.000 sản phẩm. Nhưng số lao động đáp ứng cho việc vận hành công nghệ chỉ mới khoảng 50-60%", ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean.

Trước đây, do đơn hàng sụt giảm, nhiều công nhân rời bỏ ngành về quê hoặc chuyển sang công việc khác. Đến thời điểm hiện tại, khi ngành dệt may phục hồi, tình trạng thiếu hụt lao động trở nên rõ rệt, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp ngoài ngành và doanh nghiệp FDI.

Theo PGS, TS Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn thị trường tài chính, Đại học Kinh tế TPHCM, cần chăm lo nhiều hơn cho đời sống của công nhân để giữ chân được lao động hiện tại và thu hút được thêm nguồn nhân lực lao động mới trong thời gian tới. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần chủ động đẩy mạnh công tác đào tạo để có được nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng năng suất lao động trong ngành dệt may.

Dệt may là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam, tạo việc làm cho khoảng 3 triệu lao động và duy trì mức tăng trưởng bình quân khoảng 10%/năm. Dự báo từ nay đến cuối năm 2025, ngành sẽ tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động, ngay cả ngành sợi – vốn ít sử dụng nhân công – cũng gặp nhiều thách thức. Vì vậy, các doanh nghiệp cần triển khai giải pháp giữ chân người lao động, bảo đảm hiệu quả sản xuất và duy trì tăng trưởng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trao đổi với Đài Hà Nội, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế để đàm phán thương mại thành công với Mỹ. Trong nguy có cơ, đây cũng là cơ hội để chúng ta củng cố nội lực, xây dựng các doanh nghiệp dân tộc dẫn dắt chuỗi cung ứng thay vì lệ thuộc vào FDI.

Theo nguồn tin từ Reuters, hãng xe điện Tesla đã hoãn ra mắt mẫu xe Model Y giá rẻ tại thị trường Mỹ. Trước đó, Tesla công bố ý định giới thiệu các mẫu xe giá rẻ trong nửa đầu năm nay, với kỳ vọng giúp cải thiện doanh số bán xe của hãng đang có xu hướng giảm.

Cục Quản lý, giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đối với Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam.

Giá vàng trong nước không có nhiều biến động mạnh trong kết phiên cuối tuần (ngày 20/4).

Thị trường vàng thế giới đã chứng kiến một tuần biến động mạnh, sau khi vàng thiết lập mốc kỷ lục giá mới trước khi quay đầu giảm.

Hàng loạt công ty chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính với kết quả khá bất ngờ khi ghi nhận lợi nhuận lao dốc dù kết thúc Quý I/2025 chỉ số VN-Index đã tăng cao vượt 1.300 điểm.