Đón doanh nghiệp tư nhân tham gia đường sắt cao tốc

Giao doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có đủ năng lực thực hiện dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam không chỉ giúp đất nước giải quyết điểm nghẽn hạ tầng chiến lược, mà còn nâng cao thực lực và thế lực cho doanh nghiệp Việt.

Tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam là dự án trọng điểm quốc gia có tổng vốn đầu tư lên tới 67 tỷ USD. Theo định hướng, doanh nghiệp Việt Nam không chỉ được khuyến khích mà còn được tạo điều kiện tham gia sâu rộng vào toàn bộ chuỗi giá trị của dự án.

Các nhà thầu lớn tích cực học hỏi công nghệ quốc tế để chủ động tiếp nhận các gói thầu kỹ thuật cao. Ở mảng kết cấu, doanh nghiệp thép nghiên cứu sản xuất ray tàu, doanh nghiệp lắp ráp ô tô mong muốn chế tạo toa tàu. Các tập đoàn công nghệ vào cuộc nghiên cứu hệ thống điều hành, tín hiệu và điện lực. Có thể thấy, các doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng “tăng tốc” để tham gia dự án đường sắt tốc độ cao.

Ông Hồ Đức An, Giám đốc Kỹ thuật Công ty cổ phần Fecon, cho biết: “Đối với mảng đường sắt, từ năm 2015-2017, chúng tôi đã có cơ hội tham dự vào các hạng mục của dự án đường tuyến MetroLine số 1 Bến Thành Suối Tiên. Từ năm 2019, chúng tôi cũng đã tham gia vào các hạng mục khác nhau của đường sắt đô thị tại tuyến MetroLine 3 Hà Nội. Trong quá trình đó, chúng tôi cũng đã dần dần học hỏi và tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Đến nay, chúng tôi hoàn toàn tự tin là có thể làm chủ được các công nghệ thi công đối với mảng đường sắt”.

Ông Nguyễn Quang Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc CTCP Công nghiệp Bảo Minh Châu, cho biết: “Chúng tôi mong muốn cung ứng sản phẩm tủ bảng điện, các chi tiết gia công bằng tôn tấm mỏng. Tàu thì có rất nhiều chi tiết về tôn tấm mỏng như là tủ bảng điện, thiết bị mạng, các cái chi tiết gia công về khung vỏ. Chúng tôi cũng mong muốn Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa như tôi có điều kiện tiếp cận dự án”.

Không phủ nhận Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp đường sắt khi đã làm chủ được công nghệ bảo trì hạ tầng và phương tiện, có thể đóng mới toa xe với tỉ lệ nội địa hóa từ đến 70 đến 80%. Tuy nhiên, với những dự án đường sắt phức tạp hơn như đường sắt đô thị hay đường sắt tốc độ cao thì vẫn còn nhiều vướng mắc.

Ông Lê Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội, cho biết: "Nghị quyết 172 đã trao cho các dự án đường sắt nhiều đặc thù, ví dụ các chủ đầu tư dự án có thể tách riêng nhiệm vụ giải phóng mặt bằng và giao cho các địa phương chủ động ứng vốn trước hay việc phát triển các dự án TOD dọc theo các nhà ga đường sắt".

Ông Trần Văn Minh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội, cho biết: "Chúng ta mong muốn và đặt chỉ tiêu khoảng 20 tập đoàn kinh tế đa quốc gia lớn mạnh, mang tầm thế giới và nếu chúng ta chỉ trông chờ các doanh nghiệp nước ngoài, họ cũng có những điều kiện khắt khe từ nguồn lực lao động đến tài chính nên để giải ngân thì trước đây từ 10-20 năm có khi cũng không xong. Cho nên lần này nếu các doanh nghiệp tư nhân trong nước uy tín có đủ điều kiện về nhân lực, tài chính, kinh nghiệm, công nghệ thì tôi cho rằng là điều đáng mừng".

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có chiều dài 1.541km, đi qua 20 tỉnh, thành, là tuyến xương sống, huyết mạch của quốc gia, được xác định vừa phục vụ phát triển kinh tế xã hội, vừa phục vụ quốc phòng an ninh. Đón doanh nghiệp Việt tham gia vào dự án, vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức, nhưng  quá lo ngại và an toàn thì doanh nghiệp rất lâu mới lớn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc giảm thuế giá trị gia tăng 2% không chỉ là giải pháp tài khóa đơn thuần mà đã và đang trở thành đòn bẩy thúc đẩy tiêu dùng.

VN-Index có thời điểm đạt mốc 1.345 điểm, đánh dấu mốc đỉnh lịch sử ba năm trong phiên sáng 28/5.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa nâng mức dự báo tăng trưởng đối với kinh tế Anh trong năm 2025 lên 1,2% so với dự báo 1,1% được đưa ra vào tháng trước.

Giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày 27/5 trước triển vọng tích cực từ cuộc đàm phán giữa Mỹ và Iran.

Trái phiếu doanh nghiệp do VinFast phát hành riêng lẻ trong năm 2025, với tổng mệnh giá tối đa 5.000 tỷ đồng, vừa được thông qua tại Nghị quyết Hội đồng quản trị bởi Vingroup (VIC).

Nghị quyết 68 được xem là động lực lớn cho các doanh nghiệp, tạo cơ hội tiếp cận các ưu đãi để doanh nghiệp có điều kiện phát triển tốt nhất.