Di tích, bảo tàng "chuyển mình" để hút giới trẻ
Tự tay mình in những chữ mà mình mong cầu là một trong những trải nghiệm được rất nhiều các bạn trẻ và du khách thích thú khi tới trải nghiệm cùng di sản tại không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Với trải nghiệm này, hầu hết các bạn trẻ khi tới Văn Miếu - Quốc Tử Giám đều thích thú tham gia và cảm thấy ấn tượng, nhất là khi có thể xin được những điều may mắn.
Sinh viên Nguyễn Phương Thảo (Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ: "Đây là lần thứ ba em quay lại Văn Miếu - Quốc Tử Giám và lần này em thấy ấn tượng hơn khi có một không gian trải nghiệm về di sản đó là in chữ mộc bản. Em thấy đây là điều khá mới mẻ trong cách trải nghiệm di sản tại các di tích và bảo tàng của Hà Nội và em nghĩ đây là một cách rất thú vị để người trẻ như em có thể tiếp cận đến di sản của Việt Nam."
Không chỉ là những không gian trải nghiệm ban ngày, hoạt động trải nghiệm ban đêm tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám với việc ứng dụng công nghệ số, đặc biệt là màn hỏi đáp với Cụ Rùa AI, đọc sách không chạm, trải nghiệm học như sĩ tử bằng công nghệ thực tế ảo hay thưởng thức câu chuyện lịch sử bằng 3D mapping cũng đã tạo được điểm nhấn ấn tượng cho du khách khi tới đây.
Bà Chaer Beck - du khách người Đức cho biết: "Tôi đã từng đi du lịch nhiều nơi nhưng chưa bao giờ được trải nghiệm tour đêm lịch sử như thế này, thực sự rất đặc biệt, được trải nghiệm vào ban đêm cho tối thấy được không khí tĩnh lặng của khu di tích, tại đây tôi có thể áp dụng công nghệ thực tế ảo, rất vui khi được trải nghiệm một công nghệ cao tại một nơi mang tính lịch sử như thế này."
Còn "Sống như những đoá hoa", "Lửa thanh xuân" hay "Đêm thiêng liêng"… là những kịch bản tái hiện lịch sử được trình diễn tại di tích nhà tù Hoả Lò vào cuối tuần. Với những hoạt cảnh tái hiện chân thực cuộc sống khắc nghiệt, đây đã trở thành hành trình trải nghiệm của du khách khi thăm quan di tích này.
PGS.TS Lê Quý Đức - chuyên gia văn hóa cho biết: "Cách làm của Văn Miếu - Quốc Tử Giám hay nhà tù Hoả Lò đã làm rất tốt khi đi được vào chiều sâu tinh thần của di tích đó hay như Hoàng thành Thăng Long cũng là một trong những điểm nhấn ấn tượng cho di tích thu hút được không chỉ giới trẻ mà nhiều khách quốc tế."
Việc đổi mới trong bảo tồn di tích là xu hướng tất yếu. Nhưng quan trọng hơn, làm sao để sự đổi mới không làm mất đi giá trị cốt lõi mà còn giúp lan tỏa những câu chuyện lịch sử, văn hóa đến nhiều thế hệ. Khi di tích không chỉ là nơi lưu giữ quá khứ mà còn là không gian trải nghiệm, giáo dục, thì mỗi chuyến tham quan sẽ không đơn thuần là một lần “sống ảo”, mà là một hành trình ngược dòng thời gian, tìm về những giá trị xưa cũ.


Khác với các kiểu cắm hoa rực rỡ phương Tây, nghệ thuật cắm hoa Ikebana của Nhật Bản lại hướng về sự tối giản.
Festival Phở 2025 đã khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long với chủ đề “Tinh hoa Phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số”, thu hút đông đảo người dân và du khách quốc tế tới trải nghiệm.
Đại diện Cộng đồng Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức Chương trình biểu diễn thời trang “Áo dài Việt Nam - Di sản kết nối” từ ngày 18-20/4 tại Bắc Kinh, nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc và “Năm Giao lưu Nhân văn Việt - Trung”.
Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.
Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.
Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.
0