Đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ nạn nhân mua bán người
So với luật hiện hành, dự thảo luật sửa đổi bổ sung quy định về khái niệm “mua bán người”; sửa đổi, bổ sung quy định về căn cứ xác định nạn nhân nhằm tạo sự thống nhất trong quy định của pháp luật.
Dự thảo luật cũng bổ sung quy định về “người đang trong quá trình xác định là nạn nhân” và quy định về chế độ hỗ trợ, bảo vệ đối với người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.
Quy định bổ sung về nâng cao chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân gồm: hỗ trợ các khoản chi phí đi lại và tiền ăn để trở về nơi cư trú; hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh; hỗ trợ để ổn định tâm lý; được trợ giúp pháp lý; khi trở về nơi cư trú được xem xét hỗ trợ học nghề, tạo điều kiện để có việc làm, ổn định cuộc sống.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày báo cáo thẩm tra dự án luật. Nội dung báo cáo cơ bản tán thành với dự thảo luật và cho rằng việc bổ sung khái niệm “mua bán người” là một trong những điểm mấu chốt của lần sửa đổi này, là cơ sở để xác định rõ “nạn nhân”, “người đang trong quá trình xác định là nạn nhân”; định hình các chính sách phòng ngừa, biện pháp, công cụ đấu tranh, xử lý phù hợp.
Đề nghị quy định ưu tiên bố trí ngân sách cho những vùng có tình hình mua bán người xảy ra nghiêm trọng, phức tạp. Đồng thời, rà soát để bảo đảm không chồng chéo với ba chương trình mục tiêu quốc gia.

Về chính sách “Bảo vệ và hỗ trợ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán”, đề nghị quy định mang tính nguyên tắc, những nội dung cơ bản của chính sách; đồng thời, giao Chính phủ quy định chi tiết về thẩm quyền, đối tượng, trình tự, thủ tục.
Ủy ban Tư pháp cũng đề nghị cân nhắc bổ sung quy định đồn biên phòng, cảnh sát biển là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xác minh nạn nhân tự đến trình báo vào dự thảo luật. Việc bảo vệ bí mật thông tin về nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, phải được coi là một biện pháp bảo vệ và phải được quy định cụ thể.


Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà chỉ định, bổ nhiệm sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.
Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và linh hoạt giải quyết các thách thức kinh tế.
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính giao Bộ Quốc phòng xây dựng Đề án diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mới cũng như dự kiến tên gọi của các đơn vị hành chính mới. Hầu hết người dân rất phấn khởi, đồng thuận với phương án được đưa ra lấy ý kiến.
Không chỉ là một chương trình nghệ thuật, “Ký ức để lại” còn là lời tri ân sâu sắc đối với các thế hệ chiến sĩ Công an nhân dân đã hi sinh vì nền hòa bình của đất nước.
0