Danh mục thuốc BHYT chưa được cập nhật trong 5 năm
Thiếu thuốc do không kịp đấu thầu, thuốc nằm trong danh mục BHYT được chi trả nhưng bệnh nhân bị kháng thuốc hoặc không hiệu quả, nhiều bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính đang được theo dõi tại Trung tâm Y tế huyện Trực Ninh, Nam Định buộc phải chuyển lên tuyến trên để tiếp tục điều trị. Nhiều bệnh nhân bỏ ngang điều trị vì thuốc không có trong danh mục bảo hiểm y tế chi trả, còn nếu tự bỏ tiền ra mua thì chi phí lại cao, ngoài khả năng kinh tế của bệnh nhân.
Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay, 95% giường bệnh ở Việt Nam thuộc các bệnh viện công lập, vì vậy người bệnh tiếp cận thuốc mới chủ yếu thông qua các cơ sở khám chữa bệnh công lập và được chi trả bởi BHYT. Đến năm 2022 chỉ có 9% thuốc mới có mặt tại Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc hạn chế khả năng bệnh nhân được tiếp cận đến các giải pháp điều trị mới, tiên tiến thông qua kênh bảo hiểm y tế. Trong khi đó thống kê chi trả từ tiền túi người bệnh đang ở mức cao.
Chi trả từ tiền túi của người bệnh hiện nay tương đối cao, theo quy định của WHO hiện đang khoảng 39%, ảnh hưởng đến khả năng chi trả của người bệnh
Danh mục hiện nay đang dựa trên ưu tiên dùng thuốc trong nước có chất lượng tương đương thuốc nước ngoài, như vậy các doanh nghiệp trong nước phải sản xuất được thuốc có chất lượng tương đương.
Theo Bộ Y tế, danh mục thuốc BHYT trong 5 năm qua chưa được cập nhật xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Không phải cứ thuốc mới được phát minh và được đăng ký là sẽ được đưa vào danh mục, mà việc còn căn cứ vào khả năng cân đối của Quỹ BHYT, chi phí hiệu quả đối với người bệnh, lấy ý kiến tham vấn chuyên môn qua nhiều vòng.
Để cập nhật được một loại thuốc mới, phải làm rất nhiều khâu như đánh giá hiệu quả điều trị trên thuốc mới, quá trình cấp phép, theo dõi an toàn hiệu quả để cập nhật danh mục.
Tuy nhiên, do thời gian cập nhật danh mục thuốc mất từ 2-3 năm, vì vậy trong thời gian qua mới chỉ có một số thuốc điều trị Covid-19 được xem xét dưa vào danh mục. Vì vậy, Bộ Y tế đang rà soát danh mục hiện hành để đưa vào các thuốc mới, đưa ra những thuốc không còn đáp ứng hiệu quả điều trị, kiến nghị ban hành thông tư dưới dạng rút gọn để kịp tiến độ thay đổi bổ sung danh mục này.


Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trên toàn quốc rà soát việc nhân viên y tế tư vấn, giới thiệu, bán sữa (đặc biệt các sản phẩm sữa giả), thực phẩm chức năng… cho người bệnh.
Cả nước đã ghi nhận 76.312 trường hợp nghi mắc sởi tính từ đầu năm 2025 đến nay, trong đó có 8.614 trường hợp dương tính, theo thông tin từ Bộ Y tế.
Bộ Y tế đã có công văn ngày 20/4 yêu cầu các cơ sở y tế kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật trong khám chữa bệnh; rà soát tình trạng kê đơn, tư vấn sử dụng sữa, sản phẩm dinh dưỡng và thuốc trong danh mục vừa bị cơ quan điều tra công bố.
Cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi mắc và 2 ca tử vong do sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca mắc cộng dồn từ đầu năm 2025 đến nay là 76.312 trường hợp nghi sởi, trong đó có hơn 8.600 ca dương tính.
Niềm tin "Uống sữa là tốt" nhưng, tốt đến đâu, tốt cho ai và nên uống loại nào thì không phải ai cũng rõ. Trong thị trường với hàng trăm loại sữa, người tiêu dùng thường mua sữa không phải vì biết mình cần gì, mà đơn giản chỉ vì… người khác bảo tốt.
Bộ Y tế cho biết đã có sản phẩm nằm trong danh sách sữa giả được sử dụng tại cơ sở y tế với số lượng lớn, Bộ yêu cầu các bệnh viện khẩn trương rà soát, báo cáo sớm nếu có liên quan.
0