COP29 thông qua mục tiêu tài chính toàn cầu

Sau hai tuần đàm phán hỗn loạn và căng thẳng, đại diện gần 200 quốc gia đã thông qua hiệp ước tài chính gây tranh cãi vào sáng nay, tại Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu thường niên lần thứ 29 (COP29) ở Baku, Azerbaijan.

Theo đó, các nước giàu cam kết cung cấp 300 tỷ USD mỗi năm cho các nước nghèo đến năm 2035 để giúp đối phó với những tác động ngày càng thảm khốc của cuộc khủng hoảng khí hậu.

Số tiền này sẽ được chuyển đến các quốc gia nghèo đói và dễ bị tổn thương để giúp đối phó với thời tiết ngày càng khắc nghiệt và chuyển đổi nền kinh tế sang năng lượng sạch. Con số này tăng so với mức 100 tỷ USD hiện do các quốc gia giàu có cung cấp theo một cam kết sắp hết hạn, cao hơn so với mức 250 tỷ USD được đề xuất trong dự thảo thỏa thuận hôm 22/11.

Tuy nhiên, số tiền cam kết vẫn kém xa so với con số 1,3 nghìn tỷ USD mà các nước đang phát triển lâu nay khẳng định là cần thiết để giúp đối phó với cuộc khủng hoảng khí hậu. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres bày tỏ lo ngại rằng thỏa thuận tài chính khí hậu được nhất trí tại Azerbaijan chưa tiến đủ xa, song kêu gọi các quốc gia coi đây là "nền tảng" để tiếp tục xây dựng.

Trước đó, COP29 đã nhất trí về các quy tắc cho một thị trường toàn cầu để mua và bán tín chỉ carbon mà những người ủng hộ cho rằng có thể huy động thêm hàng tỷ đô la vào các dự án mới để giúp chống lại tình trạng nóng lên toàn cầu, từ tái trồng rừng đến triển khai các công nghệ năng lượng sạch.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/4 cho biết, ông hy vọng Nga và Ukraine sẽ đạt được thỏa thuận trong tuần này để chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Việc hai thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ lớn nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc tiếp tục tăng mức áp thuế hàng nhập khẩu đáp trả nhau sẽ khiến ngành công nghiệp hàng xa xỉ phải trải qua một năm đầy chông gai.

Trao đổi với Đài Hà Nội, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế để đàm phán thương mại thành công với Mỹ. Trong nguy có cơ, đây cũng là cơ hội để chúng ta củng cố nội lực, xây dựng các doanh nghiệp dân tộc dẫn dắt chuỗi cung ứng thay vì lệ thuộc vào FDI.

Các máy bay chiến đấu Su-35S của Nga đã bắt đầu đảm nhận nhiệm vụ trinh sát radar trên không tại Ukraine - một vai trò vốn trước đây chỉ dành cho A-50U cỡ lớn.

Cả Nga và Ukraine đều cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh.

Tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của Nga chở theo hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh an toàn.