Công tác cán bộ ngày càng đổi mới, nền nếp
Ngày 2/5, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố đã tổ chức Hội nghị lần thứ 17. Một trong sáu nội dụng được tập trung thảo luận, cho ý kiến tại hội nghị lần này là đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 04 ngày 31/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố về “Tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và những năm tiếp theo”.
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng khẳng định, đây là nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Thành ủy Hà Nội về công tác cán bộ, nhằm giải quyết cho được những tồn tại, hạn chế về công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm với các nhiệm vụ trong tình hình mới. Kết quả ba năm triển khai thực hiện nghị quyết cho thấy, các mục tiêu của nghị quyết đã đúng và trúng với yêu cầu đang đặt ra. Công tác cán bộ bước đầu đã có sự chuyển biến rõ nét, ngày càng đổi mới, nền nếp, đạt được nhiều kết quả quan trọng, đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ trong giai đoạn mới. Ban Thường vụ Thành ủy đã kịp ban hành các quy định, kế hoạch, đề án để cụ thể hóa và triển khai thực hiện nghị quyết.

Đối với nội dung tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 35 ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo và sơ kết 5 năm thực hiện Quy định số 11 ngày 18/2/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết, qua đánh giá, thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền từ thành phố đến cơ sở đã nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị số 35, Quy định số 11 của Bộ Chính trị và các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của Trung ương, Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đặc biệt, Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy luôn xác định trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp công dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, qua đó, đã cơ bản góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, giảm khiếu kiện bức xúc trong dân.

Để tiếp tục hoàn thiện các dự thảo báo cáo gửi Ban Nội chính Trung ương, hội nghị đã thảo luận, đóng góp ý kiến vào các dự thảo báo cáo. Trong đó, tập trung đánh giá các nhiệm vụ, giải pháp để làm tốt hơn “công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo” và “trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị” trên địa bàn thành phố và các kiến nghị, đề xuất với Trung ương.


Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm liên đới, bồi thường cho khách hàng nếu quảng cáo sai sự thật. Đó là những ý kiến được nhiều đại biểu Quốc hội nêu ra khi góp ý về Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo vào sáng nay.
Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất xem xét bỏ quy định công bố hợp quy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Theo báo cáo tổng hợp của Bộ Xây dựng, đến nay, 19 dự án/dự án thành phần được đưa vào khai thác; đang triển khai thi công 52 dự án/dự án thành phần cơ bản bám sát tiến độ đề ra.
Quy hoạch là công việc đặc thù, đòi hỏi chuyên môn sâu và cũng chỉ có một số viện quy hoạch quốc gia và địa phương mới đủ đội ngũ chuyên gia kỹ thuật để thực hiện. Do vậy, cần quy đinh chặt chẽ: cơ quan lập quy hoạch phải thuê đơn vị tư vấn độc lập thay vì tự lập quy hoạch để “tránh tư duy nhiệm kỳ”.
"Chúng ta vẫn yêu cầu công bố hợp quy, một thủ tục vô lý, gây phiền hà, gia tăng chi phí cho doanh nghiệp trong khi nhiều nước trên thế giới đã không còn áp dụng hình thức công bố hợp quy này trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa", các ĐBQH nhấn mạnh nội dung này tại kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam, ông Hà Vĩ vào chiều 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, nhằm thảo luận về các lĩnh vực hợp tác song phương.
0