Còn bao nhiêu tỉnh, thành sau sáp nhập?
Cụ thể, dự thảo đề xuất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp gồm cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) và cấp cơ sở (xã, phường, đặc khu).
Để bảo đảm cho chính quyền địa phương các cấp thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn được giao, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp cơ sở.
Theo dự thảo, đối với chính quyền địa phương cấp tỉnh: cơ bản giữ như quy định hiện hành. Dự thảo Luật chỉ tăng số lượng thích hợp đại biểu HĐND cấp tỉnh cho phù hợp với việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh (từ 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh).
Dự thảo cũng bổ sung quy định Ủy viên của Ban của HĐND cấp tỉnh, có thể là đại biểu hoạt động chuyên trách do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định để kế thừa quy định tại các Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị.
Đối với chính quyền địa phương cấp cơ sở: Dự thảo Luật quy định về cơ cấu tổ chức của HĐND và UBND cấp cơ sở (xã, phường, đặc khu) cơ bản thiết kế như đối với HĐND và UBND cấp huyện (trước khi giải thể) nhưng có quy mô nhỏ hơn. Theo đó, số lượng đại biểu HĐND cấp cơ sở tối đa là 40 đại biểu.
Số lượng đại biểu HĐND tỉnh miền núi, vùng cao được bầu tăng tối đa từ 75 lên 90 đại biểu; số lượng đại biểu HĐND tỉnh còn lại và các thành phố trực thuộc trung ương được bầu tăng tối đa từ 85 lên 90 đại biểu; HĐND thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bầu 125 đại biểu (bằng số quy định tại Luật Thủ đô áp dụng cho thành phố Hà Nội).
Dự kiến, có khoảng 15% nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện hiện nay phải chuyển giao cho chính quyền địa phương cấp tỉnh thực hiện. Đồng thời dự kiến có 85% nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện hiện nay sẽ chuyển giao cho chính quyền địa phương cấp cơ sở thực hiện.
Dự thảo được lấy ý kiến trong 2 tháng, từ ngày 24/3 đến ngày 24/5. Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) nếu được thông qua sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 và thay thế Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 65/2025.


Mỗi ngày, Việt Nam ghi nhận trung bình 80 vụ tấn công mã độc tống tiền (ransomware), theo thống kê của Kaspersky.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp cùng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chi trả sớm lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 5, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vui đón dịp lễ 30/4 - 1/5.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng thừa nhận đã nhận 1,5 tỷ đồng của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Chiến dịch cộng đồng “Một triệu cuốn sách làm giàu cho nông dân Việt Nam” đã diễn ra tại phố sách Hà Nội nhân dịp Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trong ngày 21/4.
Nhiều huyện ngoại thành của Hà Nội đang hoàn tất việc lấy ý kiến đại diện hộ gia đình về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Tại huyện Gia Lâm – địa phương có địa bàn rộng, dân cư đông cho thấy tỷ lệ người dân đồng thuận với phương án hợp nhất cao.
Thực hiện chủ trương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã sắp xếp 13 đơn vị hành chính để lập 5 đơn vị hành chính cơ sở. Đến nay, Quận đã cơ bản hoàn thành việc lấy ý kiến của người dân về số lượng hay tên gọi mới của các phường.
0