Cơ hội thu hút FDI trong 6 tháng cuối năm
Vốn FDI cấp mới liên tục tăng nhanh, với 1.227 dự án được cấp phép, đạt 7,94 tỉ đô la, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và tăng vọt 50,8% về số vốn đăng ký, phản ánh sự đánh giá rất cao của các nhà đầu tư quốc tế về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam.
Luật sư Nguyễn Hồng Chung - Chủ tịch HĐQT Hệ sinh thái DVL Ventures chia sẻ: ''Thu hút FDI cần môi trường đầu tư, hạ tầng, giao thông…''

Việt Nam vẫn đang nỗ lực thu hút, kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực có chọn lọc, ưu tiên các dự án có hàm lượng chất xám cao.
Riêng 5 tháng đầu năm 2024, lượng góp vốn mua cổ phần rót vào hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đạt 253,3 triệu USD, chiếm 24,1%.
Tuy nhiên, để tạo sức hút mạnh hơn nữa, Việt Nam cần có các chính sách hỗ trợ hấp dẫn, đơn giản thủ tục hành chính, hay chính sách mới về hỗ trợ đất đai.

Ông Joon Suk Park – Giám đốc Khối Kinh doanh Quốc tế - HSBC Việt Nam cho biết: ''Việt Nam sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư đặc biệt trong các ngành đang phát triển nhanh như thương mại điện tử, y tế, giáo dục và năng lượng tái tạo.
Họ cũng đang chú ý đến chuỗi cung ứng bền vững, có tính đến bối cảnh kinh tế vĩ mô. Họ cũng quan tâm đến khả năng nghiên cứu và phát triển của Việt Nam. Các yếu tố quan trọng khác đối với các nhà đầu tư trực tiếp và gián tiếp là tính minh bạch của quản trị và môi trường giám sát.''

Ông William P. Badger, Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam cho biết: ''Để khuyến khích và thu hút thì đầu tiên chính là Chính phủ cần xây dựng những cơ chế ưu đãi cho những doanh nghiệp trong lĩnh vực này hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, sự thay đổi nhận thức của những nhà đầu tư hiện hữu cũng rất quan trọng để thay đổi tư duy sản xuất đáp ứng nhu cầu của tương lai.''
Áp dụng Cơ chế Thỏa thuận mua bán điện trực tiếp (DPPA), thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt, chính sách gia hạn giảm thuế giá trị gia tăng của Chính phủ trong hỗ trợ doanh nghiệp, hoạt động sản xuất, đưa Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hàng đầu trong khu vực, tăng cường quan hệ đối tác kinh tế, tiếp tục tăng trưởng trước những thách thức toàn cầu.


Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) vừa bổ sung tài liệu cho cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) sẽ diễn ra vào ngày 26/4 tới đây. Đáng chú ý, tài liệu bổ sung chính là tờ trình xin ý kiến ĐHĐCĐ về việc mua cổ phiếu quỹ.
Giá vàng ngày 21/4 giảm mạnh, giá vàng miếng SJC dao động ở mức 112 - 114 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra)
Giá vàng trong nước không có nhiều biến động mạnh trong kết phiên cuối tuần (ngày 20/4).
Hàng loạt công ty chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính với kết quả khá bất ngờ khi ghi nhận lợi nhuận lao dốc dù kết thúc Quý I/2025 chỉ số VN-Index đã tăng cao vượt 1.300 điểm.
Trong tuần tới (21/4 - 27/4) sẽ có 17 ngân hàng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025. Ngoại trừ SEABank tổ chức ở Hải Phòng và Kienlongbank họp trực tuyến, đa số các ngân hàng lựa chọn tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM.
Sau khi đạt đỉnh lịch sử 120 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước ngày 20/4 đã giảm mạnh, cao nhất lên tới 6 triệu đồng đối với vàng miếng.
0