Cơ chế để quản lý mô hình nhà cho thuê ngắn ngày

Dịch vụ cho thuê các căn hộ chung cư để lưu trú ngắn ngày hoặc theo giờ, hay còn gọi là AirBnB, đang nở rộ trong vài năm trở lại đây tại các thành phố lớn. Bên cạnh những tác động tích cực trong phát triển kinh tế, du lịch cho địa phương thì có lẽ đã đến lúc mô hình này cần có sự rõ ràng trong công tác quản lý để tránh những rủi ro gây tác động xấu có thể sẽ nảy sinh.

Kinh doanh cho thuê các căn hộ riêng biệt từ khoảng hai năm nay, anh Nguyễn Văn Luận - quản lý chuỗi Notre Maison đầu tư lắp đặt nội thất cơ bản để cho thuê ngắn ngày, mỗi căn hộ diện tích từ 35- 50m2 cho thuê với giá giao động từ 500-700.000 đồng/đêm.

Dịch vụ cho thuê nhà ngắn ngày

Anh Luận cho biết: "Lợi nhuận ròng khoảng 50% tỷ suất hàng tháng giữa các khách lưu trú ngắn ngày khoảng 70-80%. Mỗi mô hình sẽ có điểm mạnh và điểm yếu riêng, không riêng gì AirBnB. Khách của mình hầu hết là khách nước ngoài với khoảng 90% trong hệ thống của mình, đa số là các bạn Pháp, châu Âu, tỷ lệ khách Việt khoảng 10%".

Tuy nhiên dịch vụ cho thuê nhà ngắn ngày AirBnB gần đây lại bị cư dân sinh sống tại các khu chung cư phản đối vì cho rằng ảnh hưởng tới đời sống và quyền lợi của họ. Trong số lý do mà những người không ủng hộ hoạt động này đưa ra là do hoạt động này đang chưa được pháp luật và nhà nước quản lý.

Anh Lương Bá Trung - Cư dân chung cư Masteri Millennium, Quận 4, TP.HCM cho biết: "Hiện mình rất bức xúc vì lượng khách du lịch đến hàng ngày gây nhiễu loạn đến đời sống người dân rất phức tạp. Họ ngồi họ để những hành lý vali, sử dụng thang máy rất bất cập cho người dân khi muốn đi lên đi xuống rất khó khăn. Khi họ tới đây họ rất làm ồn cho dân cư khi ngủ vào buổi tối vì họ tới check-in vào buổi đêm".

Chung cư Masteri Millennium

"Có thể cho thuê nhà 6 tháng, 12 tháng theo hợp đồng dài hạn không có vấn đề gì không ai bức xúc nhưng nếu cho thuê theo dạng ngắn ngày theo giờ như hiện tại đang xảy ra thì sẽ có rất nhiều người lạ ra vào chung cư mỗi ngày, gây ảnh hưởng tới tính an toàn an ninh của một khu dân cư không ai kiểm soát được bao nhiêu người và đến từ đâu", chị Nguyễn Minh Châu - cư dân chung cư Masteri Millennium, Quận 4, TP.HCM chia sẻ.

Khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở 2014 quy định cấm chủ sở hữu nhà chung cư sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở. Tuy nhiên quy định này còn nhiều điểm chưa rõ ràng, không còn phù hợp với thực tế hiện nay.

Bà Dương Thuỳ Dương - Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam cho biết: "Hiện tại chúng ta chưa có một cơ chế nào để quản lý AirBnB và ngăn cấm AirBnB cả và ngay từ đầu chúng ta đã không đưa nó vào hợp đồng. Chúng tôi thấy rằng để thị trường này hoạt động ít xung đột nhất và phát huy những ưu việt thì bắt buộc phải có một cơ chế quản lý rõ ràng. Như trước đây chúng ta nói về thị trường condotel, sau rất nhiều tranh luận thì đâu đó chúng ta đang có một cơ chế để quản lý thị trường condotel thì ở đây cũng vậy chúng ta bắt buộc phải có một cơ chế để có thể quản lý thị trường AirBnB, có thể đến từ luật nhà ở, luật du lịch,… các bên phải kết hợp với nhau để đưa ra một khung pháp lý hay một chế tài nếu như khung pháp lý bị xung đột".

Có thể thấy ngoài việc chưa có những quy định cụ thể để quản lý tránh phát sinh những xung đột để mô hình này hoạt động hiệu quả và đưa vào quy củ, cần tìm được giải pháp phù hợp để hài hòa lợi ích giữa các bên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.

Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.

Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.

Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.

Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.