Chuyển đổi số hướng tới bệnh viện thông minh
Ông Nguyễn Viết Tuấn (xã Phú Sơn, huyện Gia Lâm) đến khu khám bệnh của Bệnh viện đa khoa Đức Giang lúc 8 giờ sáng. Tại ki-ốt tự động quét mã chứng minh thư, ông nhanh chóng có số thứ tự và phòng khám bệnh. Chỉ sau hơn một tiếng đồng hồ, ông Tuấn đã khám xong.
Ông Tuấn chia sẻ: “Trước đây, khi còn làm thủ công phải chờ rất lâu mới được xếp sổ. Còn bây giờ, cứ khi nào đến là lên luôn phòng khám và được các bác sĩ giải quyết rất nhanh chóng”.
Bệnh viện đa khoa Đức Giang đã triển khai đồng bộ quy trình, từ khám ngoại trú, điều trị nội trú, đến xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và phát triển các ứng dụng cho bác sĩ, người bệnh. Qua đó, thời gian khám chữa bệnh của người dân giảm từ 3 tiếng xuống còn 1,5 tiếng.
Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cũng là một trong 70 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy. Khi làm thủ tục đăng ký khám xong, người bệnh sẽ nhận được tin nhắn, hướng dẫn xem kết quả khám và điều trị bệnh thông qua ứng dụng thông minh của bệnh viện.
Nhiều bệnh viện của Hà Nội đồng thời triển khai khám chữa bệnh từ xa qua hệ thống teledimicin, giúp thu hẹp khoảng cách y tế. Tiêu biểu như một buổi khám chữa bệnh từ xa của các bác sĩ Bệnh viện Tim Hà Nội với bốn bệnh viện Yên Bái, Bắc kạn, Hải Phòng và Mê Linh.
Bệnh viện Tim Hà Nội đã xây dựng được mạng lưới khám, chữa bệnh từ xa gồm 120 đơn vị, trong đó có 16 bệnh viện vệ tinh, 33 bệnh viện và trung tâm y tế thuộc Hà Nội, 40 bệnh viện, trung tâm y tế thuộc các tỉnh, thành phố ngoài Hà Nội.
PGS.TS Nguyễn Sinh Hiến - Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, cho biết: “Có rất nhiều bệnh viện ngoài tham gia trực tiếp đến các bệnh án. Có rất nhiều bệnh viện, các bác sĩ đã tham gia vào chương trình đào tạo để được cấp chứng chỉ chuyên khoa về tim mạch. Đặc biệt, bây giờ người dân cũng quan tâm rất nhiều về vấn đề này. Mỗi một buổi khám bệnh từ xa sẽ có những câu hỏi của người dân để chúng tôi trả lời”.
Đến nay, Hà Nội đã khởi tạo hồ sơ sức khỏe điện tử cho hơn 9 triệu người dân và kết nối dữ liệu bảo hiểm y tế của 50 bệnh viện, 39 phòng khám đa khoa, 297 trạm y tế. Khoảng 97% bệnh nhân nội trú ngồi tại giường bệnh thanh toán online. 90% các phim chụp X-quang không còn phải in phim. Thời gian khám chữa bệnh trung bình giảm xuống 50%.
Ngành y tế Hà Nội đang chuyển mình mạnh mẽ để phục vụ người dân tốt hơn. Từ những bệnh viện hiện đại đến những trạm y tế phường, xã, công nghệ đang xóa nhòa khoảng cách, giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế nhanh chóng, thuận tiện.


Bộ Y tế đã có công văn ngày 20/4 yêu cầu các cơ sở y tế kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật trong khám chữa bệnh; rà soát tình trạng kê đơn, tư vấn sử dụng sữa, sản phẩm dinh dưỡng và thuốc trong danh mục vừa bị cơ quan điều tra công bố.
Cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi mắc và 2 ca tử vong do sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca mắc cộng dồn từ đầu năm 2025 đến nay là 76.312 trường hợp nghi sởi, trong đó có hơn 8.600 ca dương tính.
Niềm tin "Uống sữa là tốt" nhưng, tốt đến đâu, tốt cho ai và nên uống loại nào thì không phải ai cũng rõ. Trong thị trường với hàng trăm loại sữa, người tiêu dùng thường mua sữa không phải vì biết mình cần gì, mà đơn giản chỉ vì… người khác bảo tốt.
Bộ Y tế cho biết đã có sản phẩm nằm trong danh sách sữa giả được sử dụng tại cơ sở y tế với số lượng lớn, Bộ yêu cầu các bệnh viện khẩn trương rà soát, báo cáo sớm nếu có liên quan.
Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra rà soát toàn bộ các sản phẩm dinh dưỡng đang có tại các bệnh viện và khẳng định quan điểm xử lý nghiêm, không bao che với mọi sai phạm.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết qua quá trình rà soát các loại sữa đang được dùng tại đây phát hiện có sản phẩm sữa thuộc danh mục các sản phẩm sữa giả vừa bị phát hiện.
0