Chuẩn bị nguồn nhân lực dự án đường sắt tốc độ cao

Theo cơ quan chức năng, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, dự kiến cần tới một lượng lớn nhân sự phục vụ công tác xây dựng vận hành và khai thác, quản lý. Đào tạo nguồn nhân lực là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự thành công của dự án trọng điểm quốc gia này.

Để chuẩn bị cho lộ trình này, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu các cơ sở đào tạo thuộc quyền quản lý của mình phải tinh gọn mô hình quản trị, đổi mới phương thức quản lý; tiên phong đi trước đón đầu, kịp thời đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của siêu dự án được đầu tư số vốn lên tới 67 tỷ USD này.

Bằng việc công bố thành lập Viện Đường sắt tốc độ cao, Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM là đơn vị tiên phong nghiên cứu và đào tạo chuyên sâu cho ngành đường sắt tốc độ cao. Năm 2008, trường đã bắt đầu đào tạo ngành đường sắt đô thị (metro), nhiều cán bộ quản lý, giáo viên của trường đã được cử đi học tập và công tác tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và châu Âu để tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức mới và tham quan thực tế. Nhà trường kỳ vọng sẽ tạo ra chuỗi cung ứng dịch vụ nhân lực cho dự án đường sắt tốc độ cao.

PGS, TS Nguyễn Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Đại học Giao thông vận tải TP.HCM cho biết: “Trường đã mở các chuyên ngành chuyên sâu trong lĩnh vực đường sắt tốc độ cao như xây dựng tốc độ cao, cơ khí tốc độ cao, điều khiển tự động. Để cụ thể hóa các lĩnh vực này có nhiều hình thức tuyển sinh như hệ đại học, văn bằng 2 và đặc biệt là theo đề xuất nhân lực của ngành giao thông vận tải".

Dự báo của Bộ Giao thông Vận tải cho thấy, lĩnh vực xây dựng, chế tạo, sản xuất vật tư, linh kiện của dự án cần 220.000 người vận hành khai thác, quản lý và gần 14.000 nhân sự bảo trì dự án. Để tránh lãng phí cho siêu dự án này, việc sử dụng, đào tạo lại, nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực đang có sẵn làm nòng cốt cho dự án mang ý nghĩa quan trọng.

Ông Hà Trọng Thắng, Giám đốc Chi nhánh khai thác đường sắt Sài Gòn cho biết: “Tổng công ty đường sắt Việt Nam đang là thành viên của Hiệp hội đường sắt quốc tế. Đặc biệt là đường sắt Việt Nam hiện nay cũng đang có mối quan hệ rất tốt với các nước có đường sắt phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ. Đối với lực lượng và đội ngũ nhân viên đang được đào tạo và đang thực hiện các nhiệm vụ của tuyến đường sắt này đã nắm bắt cơ bản quy định và cũng đã được đào tạo trong việc tổ chức khai thác".

Bộ Giao thông Vận tải thời gian qua đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở đào tạo và giao các đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ lập đề án riêng về đào tạo nhân lực cho “siêu” dự án.

Để chiến lược phát triển nguồn nhân lực đường sắt tốc độ cao đạt mục tiêu đề ra, tận dụng được tối đa nguồn lực sẵn có, cần sự vào cuộc của các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và sự phân công cụ thể của cơ quan chủ quản của dự án. Trong đó, việc sử dụng tài sản công, nguồn kinh phí đào tạo đúng quy định, tránh lãng phí, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực đào tạo được dư luận đặc biệt quan tâm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Vấn nạn thực phẩm bẩn vẫn đang rất nan giải, đã đến lúc phải có chế tài đủ mạnh, xử lý nghiêm khắc để thay đổi nhận thức và thói quen của chính những người kinh doanh, sản xuất thực phẩm.

Bộ trưởng Hợp tác phát triển quốc tế và Ngoại thương Thụy Điển Benjamin Dousa nhấn mạnh, Thụy Điển mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, nhiều doanh nghiệp Thụy Điển quan tâm, mong muốn hợp tác có chiến lược đầu tư lâu dài tại Việt Nam.

Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế VAT với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) đến hết ngày 31/12/2026.

Bất động sản là “miếng mồi béo bở”, nhưng không thể vì thế mà để mọi doanh nghiệp nhà nước ào ạt chen chân.

Lãnh đạo Công an tỉnh Vĩnh Long chỉ đạo rà soát lại toàn bộ quá trình xử lý, tiếp nhận điều tra và giải quyết khiếu nại đối với vụ tai nạn giao thông khiến nữ sinh tử vong và xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm.

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) thông tin, sáng 13/5, một công ty đã bị xử phạt 376 triệu đồng vì sản xuất phân bón giả.